1. Bố cưới năm 28 tuổi, có lần tôi hỏi:" Sao bố cưới muộn thế, thời bố 28 tuổi là ế lắm rồi nhỉ?" Bố trả lời:" Chờ mẹ con lớn chứ sao." Vâng, bố hơn mẹ 8 tuổi.
2. Bố mẹ bất đồng quan điểm, mẹ bỏ vào phòng ko buồn nói chuyện với bố nữa. Bố tự dưng đưa cho tôi lọ hoa bảo đem vứt đi, tôi vâng lời liền làm theo. Thấy tôi đặt lọ hoa vào thùng rác rồi, bố bèn chạy vào phòng bảo mẹ:" Em ra mà xem con mình kìa, đang yên đang lành đem vứt lọ hoa em thích nhất." Thế là bố mẹ làm hoà, tôi bị ăn mắng.
3. Mẹ hỏi sao 26 tuổi rồi còn ko dắt cô nào về cho mẹ xem mắt, tôi cười nịnh:" Con chưa gặp được ai đảm đang tháo vát như mẹ cả." Mẹ nhìn nhìn tôi một hồi rồi bảo:" Thôi thực tế một tí đi con, con so thế nào được với bố con."
4. Bố chơi bài thắng bao nhiêu tiền đưa hết cho mẹ, tôi lân la xin một ít, bố bảo:" Bạn trai con đâu, kêu nó cho con đi."
5. Bố đi công tác về, lôi ra một lô lốc quà cho mẹ, tôi ngồi thẩn thơ nhìn. Cuối cùng bố bảo mẹ:" Có món nào em ko thích thì cho con đi."
6. Valentine, bố mua sô cô la cho mẹ, tôi đòi ăn cùng, mẹ bảo:" Không ai tặng con à?"
7. Bố cứ về đến nhà là hỏi:" Mẹ con đâu?"
8. Có lần mẹ về thăm ngoại một tuần, hai bố con tự nấu cơm, tôi buồn bã bảo:" Con nhớ mẹ quá." Bố đáp:" Bằng thế nào được bố nhớ mẹ."
9. Bố mẹ to tiếng, tôi mà hùa theo mẹ nói bố, mẹ sẽ mắng tôi:" Trẻ con biết gì mà nói leo, về phòng." Nếu tôi về phe bố trách mẹ, bố sẽ quát:" Ăn nói liên thiên, đi lau nhà!"
10. Đêm giao thừa cả nhà chơi phỏm, kết cục tôi và anh trai bị lột sạch tiền lì xì. Mấy hôm sau bố mẹ mặc áo đôi khoe:" Quà tất niên của hai con đó."
11. Lễ tình nhân bố cho tôi tiền, tôi dè dặt bảo:" Con làm gì có người yêu đâu." Bố nói:" Ai chả biết, tự lo bữa tối nhé, chốc bố mẹ đi ăn nhà hàng."
12. Hai mẹ con ngồi ăn snack xem TV, bố bảo tôi:" Ăn ít thôi con, béo như heo sau thì ai thèm?" Tôi ko bằng lòng:" Mẹ cũng ăn kìa." Bố đáp:" Mẹ có bố lo rồi, con thì có ai?"
13. Bố đi làm về hồ hởi bảo:" Hôm nay nhà mình đi ăn tiệm nhé?" Tôi sung sướng:" Nhất trí!!!" Mẹ:" Không đi." Bố:" Thế thôi không đi nữa."
14. Nick FB của bố là "Anh Ba vui vẻ". Một lần bố mẹ cãi nhau, nick bố đổi thành" Anh Ba sầu đời". Bây giờ thì nick bố là "Anh Ba hạnh phúc".
15. Thằng bạn thân của tôi trước ngang ngược ham chơi, từng bỏ nhà đi vài ngày. Sau đó mẹ nó tìm thấy đưa nó về nhà. Tối ấy nó lén nghe thấy bố nó bảo:" Em còn tìm nó về làm gì nữa?" Mẹ nó trả lời:" Có mỗi thằng con trai không tìm về mà được à?" Bố nó:" Nó làm em tức điên lên, em còn bận lòng làm gì, cùng lắm mình đẻ đứa khác, em muốn đẻ thêm mấy đứa cũng được." Sau lần đó, thằng bạn tôi ko dám bỏ nhà thêm lần nào nữa, nó sợ một khi ra đi là ko còn lối về.
16. Bố mua đồ ăn ngon về, tôi hớn hở lao vào chén, bố bảo:" Ăn ít thôi con, bớt phần mẹ với chứ!"
17. Có lần mẹ tan ca muộn, bố đón mẹ về, bèn hỏi:" Ăn cơm ko em?" Mẹ đáp:" Thôi, đang giảm cân." Bố ko hài lòng bảo:" Giảm cái gì mà giảm, béo đến đâu cũng ko bằng con mình được. Cứ ăn đi."
18. Đêm valentine, tôi ôm bó hoa hồng lộng lẫy về, ngồi xuống cạnh mẹ khoe:" Mẹ xem đẹp ko, người ta tặng con đó. Chắc mẹ lâu lắm ko đc ai tặng hoa rồi nhỉ." Mẹ điềm đạm lôi dây chuyền đeo trên cổ ra:" Hoa thì ko có, nhưng bố vừa tặng mẹ đấy, có hơn chục triệu thôi."
19. Mẹ:" Con thử xem ngon ko?"
Bố trách:" Bà cho tôi ăn với."
Mẹ:" Để con ăn trước xem chín chưa đã."
20. Hồi trước nhà chưa nuôi chó, mỗi lần ra khỏi cửa, bố với mẹ đi trước, tôi lủi thủi theo sau. Từ khi nhà nuôi chó, tình cảnh khá khẩm hơn nhiều, bố với mẹ đi trước, tôi dắt chó theo sau.
21. Mua áo mới về mẹ đòi mặc thử, kết cục bố phán:" Mẹ mặc đẹp hơn nhiều, con để mẹ mặc đi."
22. "Bố ơi, cấp ba bố chọn Tự nhiên hay Xã hội ạ?"
"Tao chọn mẹ mày."
23. Nghỉ đông cả nhà ngồi tàu hoả về thăm ngoại, đi qua một trạm bus thấy có một đôi tình nhân ôm nhau dưới màn mưa, mẹ bảo:" Nhìn xem lãng mạn chưa kìa?" Bố đáp:" Lãng mạn kiểu đó để bị ốm à, ôm nhau trong phòng không thích hơn à?"
24. Có lần mẹ lục tung ngăn tủ tìm giấy đăng kí kết hôn, bố ngồi xem TV bình thản nói:" Tìm làm gì, mất thì thôi, đằng nào mình cũng ko ly hôn."
25. Có lần bố mẹ cãi nhau, mẹ bỏ ra phòng khách ko thèm để ý đến bố nữa. Bố lò dò theo sau, mở ứng dụng nói chuyện với mèo Tom, rồi cứ thế nói một mình:" Alo, người ngồi đằng kia là ai thế? Alo, người ngồi đằng kia sao ko nói gì thế? Alo, người ngồi đằng kia đói bụng chưa? Alo, người ngồi đằng kia muốn đi ăn lẩu ếch ko?..." Chưa được năm phút, mẹ đã bật cười ha hả.
26. Tôi thất tình, bố mẹ vỗ vai tôi an ủi thế này đây:" Bố mẹ quen nhau từ nhỏ, lớn lên thì phải lòng nhau, ra trường thì cưới, chưa từng thất tình, nên ko hiểu đc cảm giác của con lúc này. Nhưng thôi con đừng buồn, bố mẹ đưa con đi ăn tiệm nha."
27. Đi bus bị thó mất di động, về nhà nhăn nhó đòi bố mua cái mới cho, bố bảo:" Mới mất đã mua ngay làm gì, để con buồn bã vài ngày đã." Cơm tối, mẹ bảo chán cái di động đang dùng rồi, bố liền bảo:" Em cho con đi, chốc cơm xong anh đưa đi mua cái mới."
28. Một lần bố mẹ cãi nhau, mẹ hậm hực nói:" Ông xem bạn bè ông ai cũng nhà lầu xe hơi, ko thì trưởng phòng giám đốc cả rồi. Ông thì có gì nào?" Bố tôi từ tốn:" Tôi có bà là đủ rồi." Vâng, mẹ tôi á khẩu ngay lập tức.
29. Bố mẹ định đi nhà hàng cao cấp nhân ngày lễ tình nhân, tôi nằng nặc đòi đi cùng: "Cho con đi với, người ta bảo con gái kiếp trước là tình nhân của bố đấy, con có quyền được đi cùng." Bố đáp: "Nếu thế kiếp trước chắc chắn bố dẫn con đi rồi, kiếp này nghỉ nhé."
SUY NGẪM SỐNG SAO VỚI 6 TRIỆU / THÁNG ?
Đọc bài này hay quá nên chia sẻ để nhiều bạn trẻ được biết.
"Với 6tr/tháng mà bạn vẫn đang lâm vào tình trạng túng thiếu, nợ nần chồng chất...đó là do bạn không nắm được luật chơi thôi...và trong cuộc sống này bạn không nắm vững luật là bạn thua rồi...thế nên cái gì cũng cần phải học" - TS: Lê Thẩm Dương
Và đây là một bài viết trên Tony Buổi Sáng...
1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng.
Lúc ngồi trên xe buýt, tàu điện cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao?
Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được?
Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày từ trên cao để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ.
Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu.
Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp Lim nộp đơn xin việc.
2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, đĩa cơm bình dân nơi gần nhất.
Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. Không tốn thời gian cho việc ăn.
3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ.
Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.
4. Học: Phải dành 10 USD ~ 200 ngàn tiền mua sách/tháng.
Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.
5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi.
Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về làm ăn.
Trong tay nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất.
6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.
Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy...làm ầm ầm, ầm ầm vô.
Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.
Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn? "
Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế. Chúc các bạn năm mới Sức khoẻ để cống hiến, để thu nhập nhiều hơn.
22 câu nói bá đạo của các thầy cô thời Đại học ("Hay" nên xem)
---------------------------------------
1. Bò là động vật nhai lại, các anh muốn giỏi thì phải nhai lại kiến thức giống như bò nhai cỏ. Vì thế nếu có ai nói các anh ngu như bò thì phải tự hiểu là “Ôi, mình là thiên tài”. (Thầy giáo Kinh tế Vĩ mô – Học viện Tài chính)
2. Cả cuộc đời tôi chỉ kiếm tiền nuôi vợ mình và vợ hai thằng khác. (Thầy Cường – ĐH Kinh tế Quốc dân, có một vợ và hai con gái)
3. – Xin thầy, em phạm lỗi lần đầu
– Sinh viên y thì đừng lấy lý do là lần đầu vì anh phải biết chỉ cần một lần thôi là đã có bầu rồi!. (PGS.TS Trần Hải Anh – Học viện Quân y)
4. Thời bao cấp, thịt nạc là một phần tử nhỏ bé mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được. (Thầy Nguyễn Đức Thìn – ĐH Sư phạm Hà Nội)
5. Thức ăn miễn phí chỉ có trong bẫy chuột. (Thầy Nguyễn Quý Thanh)
6. Tôi không muốn cho anh trượt nhưng nếu không cho trượt là tôi có lỗi với người dân. Bác sĩ mà dốt thì chỉ giết người thôi. (Cô Ngọc Anh – Học viện Quân y)
7. Giờ tôi hỏi chị nốt câu này cho chị gỡ điểm nhưng tôi tin chắc là chị không trả lời nổi đâu. (Thầy Huy – ĐH Khoa học Tự nhiên
8. Triết là một môn khoa học đặc biệt chuyên biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu. (Thầy Huy – ĐH Hà Nội)
9. – Lớp có ai làm được không?
-… (Cả lớp im lặng)
– Tốt, vậy tôi để bài này ra thi cuối kỳ
Một sinh viên giơ tay lên bảng giải. Sau khi giải xong thầy gật gù:
– Vậy cuối kỳ sẽ ra đề khó hơn. (Thầy Tạ Công Đức – ĐH Bách khoa Tp HCM)
10. Thầy đi kiểm tra bài tập về nhà của cả lớp, nhiều sinh viên chưa hoàn thành
Thầy: Có người yêu chưa?
Sinh viên: Chưa ạ
Thầy: Chưa có chắc rảnh lắm, về chép phạt 3 lần
Thầy: Có người yêu chưa?
SInh viên 2: Em có rồi ạ
Thầy: Có rồi à? Về bảo nó chép phạt cùng nhé. 5 lần
Thầy: Có người yêu chưa?
Sinh viên 3 (ấp úng): Em mới chia tay ạ
Thầy: Mới chia tay không có việc gì làm, về chép 7 lần. (Thầy Nam – Học viện Tài chính)
11. – Môn này có dễ không thầy?
– Môn này dễ lắm
– Yeahhh
– Ý tôi là dễ trượt
12. Một đôi yêu nhau. Con gái thường khôn 3 năm dại một giờ còn con trai thì ngu 3 năm khôn có một giờ. Ai lợi hơn? (Giảng viên Học viện Tài chính)
13. Đàn ông tốt trên thế giới này chết hết rồi, giờ chỉ còn di chỉ với hóa thạch thôi. (Thầy Nguyễn Xuân Điền – Học viện Tài chính)
14. Chúng ta là kỹ sư, chém gió cũng phải ra được vận tốc gió. (Thầy Minh – ĐH Bách khoa Hà Nội)
15. – Thầy có biết quy luật lên xuống của giá vàng không ạ?
– Tôi mà biết thì tôi đã đưa Ngọc Trinh đi Ma Cao ăn sáng. (Thầy Hải – ĐH Kinh tế Quốc dân)
16. Cho các anh trượt là nỗi đau đối với tôi nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua nỗi đau đó và thực sự tôi đã làm được. (Giảng viên ĐH Xây dựng)
17. Thế giới này chỉ tăm tối đầy rắc rối khi đàn ông xuất hiện. (Cô Tú – Học viện Tài chính)
18. Lấy chồng cũng như giải nghiệm ấy, được Phương Án Chấp Nhận Được là tốt lắm rồi, cứ nhăm nhăm đi tìm nghiệm tối ưu khéo mà gặp phải vòng lặp vô hạn, mà lặp xong rồi quay về thì chắc gì còn Phương Án Chấp Nhận Được mà lấy. (Thầy Thủy – ĐH Bách khoa Hà Nội)
19. Anh cố gắng trả lời được câu này để tôi cho 0 điểm vì nhà trường không cho điểm âm. (Thầy Cử – ĐH Bách khoa Hà Nội)
20. Con gái năm nhất cao giá, năm 2 xuống giá, năm 3 hạ giá, năm 4 phá giá. (Cô Xiêm – ĐH Kinh tế Quốc dân)
21. Bố mẹ đã cho tiền ăn học, không học được thì cố mà ăn. (Cô Thanh – ĐH Kinh tế quốc dân)
22. Khi đồ án lên tiếng thì người yêu cũng phải im mồm. (Cô Ngân – ĐH Xây dựng)
Hẳn đã có lúc bạn cảm thấy "đắng lòng" với những hành động phũ phàng của bố mẹ, đến mức phải gào lên: "Con có phải con đẻ của bố mẹ không thế?". Nhưng khi nhớ lại những kỷ niệm vui đó được khắc họa qua 21 tình huống dưới đây, có lẽ ai đọc xong cũng phải "cười ra nước mắt".
1. Năm trước, nghỉ hè về nhà, về tới nhà mới phát hiện nhà đã chuyển, không gọi được điện thoại, phải ở nhà họ hàng một đêm.
2.
Có lần TV bỗng nhiên bốc khói, mẹ bắt tôi đi xem thế nào. Có lần tủ
lạnh rò điện, mẹ bắt tôi qua nhìn thử. Có lần nhà hình như có trộm, mẹ
bắt tôi đi lấy dao. Mà nhớ nhất chính là sinh nhật 18 tuổi, mẹ nói một
câu: Qua tuổi vị thành niên rồi, có thể ngồi tù rồi!
3.
Đi siêu thị với mẹ, mua xong, ra ngoài thì mẹ đi trước, xách một túi đồ
với hóa đơn thanh toán, đi rõ nhanh, tôi đi sau, xách hai cái túi to
đùng, vì không có hóa đơn để soát, nhân viên siêu thị không cho ra
ngoài. Haha, cứ trơ mắt nhìn mẹ đi khuất, lái xe đi. Trên người không có
đồng nào, đứng ở đấy chờ mấy tiếng mẹ mới quay lại đón. Mẹ bảo về nhà
được một lúc mới nhớ ra là đi siêu thị với tôi.
4.
Có lần chẳng hiểu sao bố hứng chí lên đi đón tôi, không đón được, về
nhà mắng: “Mày dám trốn học hả!”. Tôi: “Con trốn đâu!”. Bố: “Tao đợi ở
cổng trường cấp 2 của mày, học sinh về hết cũng có thấy mày đâu.” Tôi:
“Bố, con lên cấp 3 rồi.” Bố: “À...”
5. Tình cờ đọc được nhật kí hồi mẹ vừa sinh tôi, chỉ có tám chữ: “Xấu kinh khủng khiếp, thật khó chấp nhận.”
6.
Hồi tiểu học, mẹ suốt ngày hỏi năm nay lớp mấy rồi. Lên trung học, mẹ
đi họp phụ huynh không biết tôi lớp nào. Còn đại học, mẹ tôi không biết
tôi học khoa gì.
7. Sau khi tôi lên đại học, mẹ đã biến phòng tôi thành phòng chứa đồ.
8. Mỗi lần chụp ảnh gia đình, mẹ đều kêu tôi chụp ảnh cho cả nhà.
9.
Cuối cùng cũng đến chủ đề này rồi! Hồi trước, em đang nghịch máy tính
trong phòng, còn bố em thì xem TV. Bỗng nhiên, bố gọi em: “Xem nhanh,
con lên TV này!” Em vội chạy ra thì thấy, trên kênh nông nghiệp đang
chiếu phóng sự về một con heo, vâng, con heo ạ!
10.
Được nghỉ bị mắng, ra ngoài bị mắng, đứng bị mắng, ngồi bị mắng, nằm bị
mắng, hoạt động bị mắng, không hoạt động vẫn bị mắng, dậy muộn bị mắng,
ở nhà mãi bị mắng, không có tiền bị mắng, không ra khỏi cửa bị mắng.
Chịu thôi, không phải con đẻ mà!
11.
Lần đầu tiên bạn trai tới nhà ăn cơm, lúc ăn, tôi ra vẻ rụt rè, xới có
lưng bát. Sau khi mẹ tôi nhìn thấy liền nói: “Sao hôm nay xới ít thế
con? Tính xới mười lần hả?”
12. “Mẹ, con vừa đụng đầu với cạnh bàn”. “Cái gì, cái bàn có làm sao không?”
13.
Một mùa đông năm nào đó, mẹ kể cho tui: “Hôm qua mẹ với bố mày đi chơi
về, thấy mày đang ngủ, bố mẹ xốc chăn của mày lên xem lạnh quá mày có
tỉnh không, thế mà mày đang ngủ kiểu chân tay mở toang chỉ co co, co
thành con tôm vẫn không chịu tỉnh! Ha ha ha ha ha ha ha....”
14. Gọi điện cho bố: “Alo, bố ạ?” Bố: “Alo, ai đấy?”
15.
Mẹ tôi: “Chờ mày đi học rồi, mẹ sẽ nuôi một con chó, mày về nó không
nhận ra, sẽ sủa mày, không cho mày vào nhà, ha ha ha ha ha....”
16.
Sáng dậy, cởi đồ ngủ, mặc bra, mẹ đứng bên cạnh, mặt buồn buồn nhìn tôi
rồi rơi vào hồi tưởng: “Haizz... Hồi mẹ sinh mày, ngực mày cũng lớn như
bây giờ nè”. Hu hu hu...
17. Mẹ mình gắp miếng thịt, cắn thử thấy không ăn được liền ném vào bát mình, còn bảo mình đừng có lãng phí.
18.
Tối qua ngủ với mẹ, không ngủ được nên tôi bảo mẹ kể chuyện cho tôi
nghe, mẹ kể: Ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng nọ có một con thỏ, vẻ
ngoài thì xấu lại ham ăn, không thích gấp chăn, không thích rửa bát,
suốt ngày tiêu tiền của mẹ, thế mà vẫn ế...
19. Mỗi lần nói đến con nhà người ta...
20. Khi nhìn thấy số mình được lưu trong điện thoại bố mẹ là: Đòi nợ
21. Mẹ tôi: “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ lười.” Tôi: “Con không lười mà.” Mẹ tôi: “Nhưng mày xấu!”
Tất
nhiên, đây chỉ là những tình huống rất vui trong cuộc sống mà đảm bảo
đến 99,9% là bố mẹ nói ra để trêu đùa chúng ta thôi. Bố mẹ nào mà chẳng
thương con chứ. Nhưng bạn có thấy là mình vẫn nhớ như in những câu nói
"phũ phàng" của bố mẹ không? Chứng tỏ, chúng đã để lại trong mỗi người
những kỷ niệm vui vẻ và đáng nhớ đấy chứ!
9 BÀI HỌC LÀM NGƯỜI
1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.
6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.
7. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau…
"Thế giới không hoàn toàn là ánh sáng và cầu vồng. Nó là một nơi rất khốn khổ và khó chịu, người khác không quan tâm bạn đang khó khăn thế nào, khó khăn nó sẽ đánh gục bạn phải quỳ, và giữ bạn ở đó mãi mãi nếu bạn để nó làm thế. Bạn phải sẵn sàng đối đầu nó, sự cứng cỏi, chịu đựng thế nào khi bạn bị đánh và bạn vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Bạn chịu bao nhiêu và vẫn vững bước đi lên. Chiến thắng được tạo ra là như thế đó.
Bạn phải nhớ điều này: “ Những cây mạnh nhất, khỏe nhất thường sống ở những nơi cằn cỗi nhất.”"
Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”
“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:
“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”
Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.”
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
*
Để MẸ dạy CON cách YÊU một người ĐÀN ÔNG
Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!
Con thương mến!
Sẽ có một nửa cuộc đời con chung sống bên người khác chứ không bé bỏng trong vòng tay mẹ chở che. Sẽ có một ngày người con nghĩ đến trước tiên là chàng trai kia chứ không còn là mẹ. Những vui buồn của con sẽ chẳng còn giản đơn khi trái tim đã bắt đầu lệch nhịp. Mẹ hiểu, con yêu!
Mẹ không thể chỉ trỏ buộc con yêu người này hay phải thích người kia, lại càng không thể thay con sống với những buồn vui của người mà con lựa chọn. Mẹ chỉ có thể nói với con những điều nhỏ nhặt, để yêu một người đàn ông, con phải cố gắng nhiều.
Mặc kệ người đời vẫn cứ ví phụ nữ như phở với cơm, con không là cơm, lại càng không phải phở. Sao phải nghĩ mình là đồ ăn để người ta thử? Con là con – một người phụ nữ, vậy thôi.
Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!
Mẹ không yêu cầu con học rộng tài cao, nhưng mẹ mong con hãy tìm một công việc cho mình để mà cố gắng. Có yêu bao nhiêu cũng nhất quyết không được dựa dẫm. Độc lập tài chính mới có thể độc lập tinh thần. Cho dù giỏi hơn người đó – cũng đừng để anh ấy cảm thấy tủi thân. Đừng ngạo mạn với số tiền mình kiếm được ra, chúng sẽ chẳng là gì khi đặt lên bàn cân với mối quan hệ mà con phải gìn giữ. Hãy làm một người phụ nữ, biết trân trọng đối phương.
Đàn ông đôi lúc cũng rất… đáng thương. Chỉ vì họ không biết quá nhiều điều cần hiểu. Giận dỗi ít thôi và nhạy cảm vừa đủ. Đừng cố tỏ ra khó hiểu, họ, không thông minh và kiên nhẫn như con nghĩ đâu! Rất nhiều lúc, họ cũng chỉ như những đứa trẻ lớn xác mà thôi. Chiều chuộng, vỗ về, con cũng cần mềm mỏng. Già néo đứt dây, hai đứa cùng trẻ con thì chuyện sẽ hỏng. Trưởng thành lên, cũng đã đến lúc rồi!
Cái họ cần ở mình là gì con biết không? Là quen nhưng không nhàm, là sẻ chia nhưng không cam chịu, là của riêng mình họ và là chính con. Gắng sức để làm một người phụ nữ vô giá, mẹ nghĩ là không nên. Vì những thứ như thế thường sẽ chỉ nằm trong tủ kính. Làm một người biết mình đứng ở đâu và mình là ai, sẽ tốt hơn tất thảy. Họ yêu con, chứ không yêu những thứ con cố vẽ ra và đeo mặt nạ. Cất chiêu trò đi, con không tính toán mãi được mà!
Đừng tị nạnh chuyện bếp núc, rửa bát, dọn nhà. Con không làm thì chắc chắn anh ta sẽ tìm một người khác! Mẹ biết là bình đẳng rồi, nhưng có những thứ đừng nên quá sòng phẳng. Người thương con, sẽ tự biết đỡ đần. Là phụ nữ, có giữ được cái bếp, mới giữ được người đó ở nhà. Nghe lời mẹ, học nấu nướng nghe con!
Có những ngày sóng gió ập đến con thuyền chung. Và niềm tin, là thứ cuối cùng mẹ muốn dặn. Nếu còn nắm được tay, đừng vội vàng buông bỏ. Vì có những người, sẽ mãi thành nuối tiếc, nếu không còn cạnh nhau…
*
1. Mẹ ở quê lên
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.
Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.
“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.
Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.
Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.
Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn.
Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.
Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.
Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?
Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.
Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.
Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.
Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.
Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.
Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.
Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.
Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Rodi, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.
Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Rodi, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.
Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.
Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.
Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.
2. Những tháng ngày tăm tối
Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Rodi, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.
Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.
Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.
Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.
Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.
Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.
Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.
Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.
Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.
Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà…
Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như… trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.
Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý.
Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.
Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.
Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.
Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.
Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.
Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.
Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.
Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.
Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.
Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc…”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.
“Rodi, em có thai à?”.
Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.
Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.
Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.
3. Hận cũ hóa giải, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!
Trừ những lúc ấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng, trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh.
Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách, anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòng mẹ.
Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả. Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu?
Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh.
Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.
Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi.
Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấm áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”.
Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé, anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống. Tôi gào tên anh… Chồng tôi mỉm cười, nhưng không thể mở được đôi mắt mệt mỏi…
Tôi đã tưởng có những giọt nước mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa, nhưng sự thực lại khác, chưa bao giờ có nỗi đau đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi.
Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: “Phải chuẩn bị hậu sự đi!”.
Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật, vậy mà tôi nghĩ đó là…
Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi: “Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố… Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con trưởng thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không thể.
Bố viết lại trên máy tính, viết những vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải trong đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố…
Con ơi, viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời con lớn. Thật đấy, bố rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng là người bố yêu nhất…”.
Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại học, cho đến lúc tìm việc, yêu đương, anh đều viết hết.
Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:
“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là hạnh phúc lớn nhất đời anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời…
Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm ơn em đã luôn yêu anh… Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa, em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà, trên các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi…”.
Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: “Anh mở mắt cười một cái nào, em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm áp nằm trong lòng bố…”.
Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh “lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má…

Mẹ Hồ Thị Vân và con trai Nguyễn Kiên Cường năm nay đã ngoài 30 tuổi
Sẽ có một nửa cuộc đời con chung sống bên người khác chứ không bé bỏng trong vòng tay mẹ chở che. Sẽ có một ngày người con nghĩ đến trước tiên là chàng trai kia chứ không còn là mẹ. Những vui buồn của con sẽ chẳng còn giản đơn khi trái tim đã bắt đầu lệch nhịp. Mẹ hiểu, con yêu!
Mẹ không thể chỉ trỏ buộc con yêu người này hay phải thích người kia, lại càng không thể thay con sống với những buồn vui của người mà con lựa chọn. Mẹ chỉ có thể nói với con những điều nhỏ nhặt, để yêu một người đàn ông, con phải cố gắng nhiều.
Mặc kệ người đời vẫn cứ ví phụ nữ như phở với cơm, con không là cơm, lại càng không phải phở. Sao phải nghĩ mình là đồ ăn để người ta thử? Con là con – một người phụ nữ, vậy thôi.
Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!
Mẹ không yêu cầu con học rộng tài cao, nhưng mẹ mong con hãy tìm một công việc cho mình để mà cố gắng. Có yêu bao nhiêu cũng nhất quyết không được dựa dẫm. Độc lập tài chính mới có thể độc lập tinh thần. Cho dù giỏi hơn người đó – cũng đừng để anh ấy cảm thấy tủi thân. Đừng ngạo mạn với số tiền mình kiếm được ra, chúng sẽ chẳng là gì khi đặt lên bàn cân với mối quan hệ mà con phải gìn giữ. Hãy làm một người phụ nữ, biết trân trọng đối phương.
Đàn ông đôi lúc cũng rất… đáng thương. Chỉ vì họ không biết quá nhiều điều cần hiểu. Giận dỗi ít thôi và nhạy cảm vừa đủ. Đừng cố tỏ ra khó hiểu, họ, không thông minh và kiên nhẫn như con nghĩ đâu! Rất nhiều lúc, họ cũng chỉ như những đứa trẻ lớn xác mà thôi. Chiều chuộng, vỗ về, con cũng cần mềm mỏng. Già néo đứt dây, hai đứa cùng trẻ con thì chuyện sẽ hỏng. Trưởng thành lên, cũng đã đến lúc rồi!
Cái họ cần ở mình là gì con biết không? Là quen nhưng không nhàm, là sẻ chia nhưng không cam chịu, là của riêng mình họ và là chính con. Gắng sức để làm một người phụ nữ vô giá, mẹ nghĩ là không nên. Vì những thứ như thế thường sẽ chỉ nằm trong tủ kính. Làm một người biết mình đứng ở đâu và mình là ai, sẽ tốt hơn tất thảy. Họ yêu con, chứ không yêu những thứ con cố vẽ ra và đeo mặt nạ. Cất chiêu trò đi, con không tính toán mãi được mà!
Đừng tị nạnh chuyện bếp núc, rửa bát, dọn nhà. Con không làm thì chắc chắn anh ta sẽ tìm một người khác! Mẹ biết là bình đẳng rồi, nhưng có những thứ đừng nên quá sòng phẳng. Người thương con, sẽ tự biết đỡ đần. Là phụ nữ, có giữ được cái bếp, mới giữ được người đó ở nhà. Nghe lời mẹ, học nấu nướng nghe con!
Có những ngày sóng gió ập đến con thuyền chung. Và niềm tin, là thứ cuối cùng mẹ muốn dặn. Nếu còn nắm được tay, đừng vội vàng buông bỏ. Vì có những người, sẽ mãi thành nuối tiếc, nếu không còn cạnh nhau…
*
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.
Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.
“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.
Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.
Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.
Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn.
Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.
Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.
Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?
Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.
Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.
Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.
Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.
Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.
Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.
Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.
Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Rodi, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.
Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Rodi, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.
Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.
Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.
Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.
2. Những tháng ngày tăm tối
Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Rodi, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.
Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.
Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.
Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.
Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.
Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.
Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.
Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.
Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.
Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà…
Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như… trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.
Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý.
Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.
Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.
Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.
Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.
Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.
Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.
Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.
Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.
Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.
Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc…”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.
“Rodi, em có thai à?”.
Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.
Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.
Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.
3. Hận cũ hóa giải, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!
Trừ những lúc ấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng, trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh.
Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách, anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòng mẹ.
Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả. Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu?
Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh.
Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.
Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi.
Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấm áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”.
Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé, anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống. Tôi gào tên anh… Chồng tôi mỉm cười, nhưng không thể mở được đôi mắt mệt mỏi…
Tôi đã tưởng có những giọt nước mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa, nhưng sự thực lại khác, chưa bao giờ có nỗi đau đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi.
Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: “Phải chuẩn bị hậu sự đi!”.
Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật, vậy mà tôi nghĩ đó là…
Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi: “Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố… Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con trưởng thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không thể.
Bố viết lại trên máy tính, viết những vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải trong đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố…
Con ơi, viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời con lớn. Thật đấy, bố rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng là người bố yêu nhất…”.
Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại học, cho đến lúc tìm việc, yêu đương, anh đều viết hết.
Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:
“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là hạnh phúc lớn nhất đời anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời…
Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm ơn em đã luôn yêu anh… Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa, em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà, trên các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi…”.
Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: “Anh mở mắt cười một cái nào, em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm áp nằm trong lòng bố…”.
Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh “lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má…
Tôi nhận được giấy báo nhập trường đúng lúc bố qua
đời, mẹ như gục ngã sau 40 năm mang trên mình gánh nặng cực khổ của gia
đình. Mẹ nằm đó tím tái, câm lặng, chỉ đến khi biết tin tôi thi đỗ, mẹ
mới vụt dậy như có một sức mạnh phi thường...
Mẹ Hồ Thị Vân và con trai Nguyễn Kiên Cường năm nay đã ngoài 30 tuổi
Cuộc đời
mẹ tôi là cả những chuỗi ngày gian truân khó nhọc mà nếu là người phụ
nữ bình thường, không phải ai cũng vượt qua được. Năm 1963, đang học
những ngày cuối cấp 3, mẹ tôi xung phong đi bộ đội, trở thành chiến sĩ
thông tin của Tiểu đoàn 4 F214 bộ đội cao xạ Quân khu 4 tại chiến
trường Bình Trị Thiên.
Tháng 4/1965, trong một trận đụng độ
giữa quân ta và địch, mẹ bị sức ép của bom phải nằm viện, trong khi đơn
vị tiến sâu vào Nam. Lành vết thương, mẹ không chịu về tuyến sau, mà
ra nhập vào đơn vị Thanh niên xung phong XK 301 - N65 - P27. Tháng
1/1969, do lập được nhiều chiến công, mẹ được đơn vị cử đi học tại Khoa
Kiến trúc, Trường Trung cấp Xây dựng Thanh Hoá. Sau 3 năm, mẹ ra
trường, nhận công tác tại Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá).
Rồi mẹ lập gia đình, nhưng mẹ cũng không
có một cuộc sống bình yên hơn khi ở chiến trường, các con mẹ lần lượt
sinh ra đều thiếu may mắn. Anh tôi là Nguyễn Anh Hùng ban đầu sinh ra
bụ bẫm trong niềm vui của cả gia đình. Anh thứ 2 tên Cường sinh ra đã
dị tật: Mắt lồi, đầu bẹp, teo cơ, cứng khớp, chân tay ngắn cũn nhỏ như
que củi, không nói, không cười, chỉ nằm trên giường. Chị thứ 3 của tôi
không có cơ hội chào đời đã bị lưu thai. Giữa thời buổi "thóc cao gạo
kém", mẹ vừa lo việc cơ quan, vừa cố gắng chăm sóc đứa con tật nguyền
suốt ngày chỉ biết nằm trên giường.
Nhưng tai hoạ vẫn tiếp tục ập xuống mẹ,
15 tuổi anh Hùng đang khỏe mạnh bỗng nhiên phát bệnh: Đầu gối khuỷu tay
sưng vù, to như tổ ong, lưng bị kéo cong xuống, mắt mờ dần, tai điếc,
miệng bị kéo lệch đi. Bằng nỗ lực phi thường, mẹ lại cố vun vén đưa anh
đi chữa trị lần lượt tại các bệnh viện: Bạch Mai, Ngô Quyền, Trung tâm
phục hồi chức năng…nhưng vô vọng. Các bác sĩ cho biết: “Chất độc màu da cam đã ngấm vào cơ thể mẹ trong những ngày ở chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, nay di căn sang con không thuốc gì chữa được”.
Cùng vợ chăm những đứa con ốm yếu tật
nguyền trong cảnh túng quẫn, một ngày bố tôi ngã bệnh nằm liệt một chỗ.
Không còn cách nào khác, mẹ xin nghỉ việc đưa bố và 2 anh về quê chăm
sóc. Mọi người khuyên mẹ làm đơn để hưởng chế độ chất độc màu da cam,
nhưng mẹ nói:’’ Mình còn sống lại được học hành là may mắn hơn nhiều
đồng đội rồi. Đất nước còn khó khăn, đang cố được thì không nên đòi
hỏi’’.
Có lẽ trong cuộc đời cũng có những
chuyện thần kì, hay vì tấm lòng của mẹ đã làm cho ông trời cảm động.
Bằng ước mơ cháy bỏng, mẹ sinh lần thứ 4 để tôi ra đời được may mắn
nguyên vẹn. Dù yếu oặt, nhưng tôi không bị khiếm khuyết bộ phận nào,
điều này đã đem đến niềm hi vọng vào tương lai cho mẹ.
Cũng từ ngày tôi ra đời, mẹ bước tiếp
vào một hành trình cam go vất vả, đầu tắt mặt tối làm lụng quanh năm.
Tôi nhiều lúc không thể nào hiểu nổi, mẹ lấy đâu ra sức lực để có thể
tần tảo kiếm đủ cơm gạo nuôi 5 miệng ăn, vừa nuôi tôi học hành, chăm
sóc bố và 2 người anh một nằm liệt tại chỗ, một mất trí nhiều khi đi
không biết đường về.
Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền và bà con
hàng xóm, sự cưu mang của thầy cô giáo trường tiểu học và THCS Quỳnh
Thạch, tôi được học dần lên qua các cấp học. Tôi luôn tự nhủ phải cố
gắng hết mình để không phụ lòng của mẹ và mọi người.
Nhưng một lần nữa, tai hoạ lại ập đến
cho mẹ chúng tôi. Vào năm tôi thi đậu vào trường THPT Quỳnh Lưu 2, thì
một mắt mẹ mờ dần rồi mù hẳn do di chứng chất độc da cam từ những năm
chiến tranh. Tôi học hết THPT thì mắt thứ 2 của mẹ cũng bắt đầu biến
chứng.
Đúng lúc ấy bố tôi mất, đưa tang bố xong
mẹ tôi gần như gục ngã, chẳng thiết ăn uống gì. Tôi đến bên gường đút
cho mẹ thìa cháo, nhưng miệng mẹ cứng lại, cháo vào lại chảy trào ra.
Trong buồn rầu vô thức, tôi cúi xuống thì thầm vào tai mẹ:
- Mẹ ơi, Con thi đậu rồi!.
Tựa như có luồng điện chạy qua, mẹ bỗng bừng tỉnh hỏi:
- Con vừa nói gì?
- Thưa mẹ, con có giấy báo nhập trường, nhưng có lẽ con sẽ ở nhà làm thuê kiếm tiền nuôi mẹ.
Như có sức mạnh thần kì nào đó, mẹ vụt
ngồi dậy ôm tôi vào lòng nức nở, nước mắt giàn giụa nhưng khuôn mặt lại
bừng sáng hi vọng. Đêm đó mẹ trằn trọc không ngủ. Sáng mai, mẹ gọi
tôi đến ân cần bảo:
- Mẹ có một gói vàng lâu nay chôn kỹ,
định lúc nào qua đời trao lại để con chăm sóc 2 anh. Nay mẹ quyết định
đào lên nuôi con ăn học, vậy mai con hãy ra nhập trường nhé.
Yên tâm, tôi lao vào học tập những mong
báo đáp công ơn của mẹ, chẳng phải lo gì chuyện cơm áo gạo tiền, vì
hàng tháng tôi vẫn nhận đủ tiền ăn, tiền đóng học, không thiếu thốn gì
so với các bạn cùng phòng. Tôi vẫn yên tâm rằng, mẹ đang sử dụng gói
vàng dự trữ của mình.
Khi tôi cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu
trong tay hớn hở lên xe trở về quê, cũng là lúc tôi tận mắt chứng kiến
bóng mẹ có ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làm mọi công việc để kiếm ra đồng
tiền nuôi chúng tôi. Mỗi ngày từ chập tối đến nửa đêm, mẹ tôi đến làm
thuê tại các quán phở ở thị trấn Cầu Giát kiếm đồng tiền công ít ỏi,
dồn cơm thừa, canh cặn của khách vào túi ni lông về nuôi 2 anh. Hết
giờ, quán đóng hàng, mẹ tôi lại chống gậy đi khuất thực khắp nơi xin
từng nắm gạo, củ khoai, gom từng đồng bạc lẻ dành dụm qua ngày.
Gắng gượng quá sức, đến ngày đón con học
hành thành tài, mẹ mới chịu khụy ngã vào vòng tay đứa con trai mà mẹ
đặt mọi niềm hi vọng. Chẳng khóc được thành lời, tôi thấy sống mũi mình
cay cay, hơn ai hết, tôi thấm thía về "gói vàng" của mẹ, đó chính là
sự hi sinh vô bờ bến của mẹ và tấm lòng nhân ái bao la của những người
đã cưu mang tôi ăn học. "Gói vàng" ấy với tôi còn quý hơn ngàn vạn
những gói vàng khác trên đời này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét