Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Bí quyết dạy trẻ của ông bố Mỹ có 12 con vào đại học


Con lớn nhất 37 tuổi và nhỏ nhất 22, bố mẹ thành đạt đủ tiền để đáp ứng cho các con bất cứ thứ gì nhưng họ không làm vậy. 
12 con của vợ chồng Francis L. Thompson đều có bằng đại học (hoặc đang ngồi trên giảng đường) và bố mẹ không phải tốn chi phí gì. Một số thành viên trong gia đình đã kết hôn với những người cũng có trình độ học vấn tương đương. Họ có 18 cháu - cũng đang học những điều mà bố mẹ chúng được dạy về lòng tự trọng, lòng biết ơn và khao khát cống hiến cho xã hội.
Các con ông Thompson sống tại Utah, Florida và California (Mỹ), còn hai vợ chồng ông ở Colorado. Họ đã kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Tình yêu được vun đắp giữa hai người góp phần vào thành công trong việc dạy dỗ con cái, để các con thấy cuộc sống gia đình êm ấm với sự gắn bó mà không cần phải thỏa hiệp.
Dưới đây là chia sẻ về những kinh nghiệm dạy 12 người con của ông bố Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ):
Để con làm việc nhà
- Trẻ có thể làm việc nhà từ 3 tuổi. Bé 3 tuổi không thể dọn nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng dần dần khi 4 tuổi, bé sẽ làm tốt.
- Trẻ nhận được một khoản nhỏ từ các việc nhà đã làm trong tuần.
- Từ 8 tuổi, các con tự giặt quần áo của mình vào một ngày nhất định.
- Khi trẻ bắt đầu biết đọc sẽ được tham gia làm bữa tối với bố mẹ bằng việc đọc công thức nấu ăn.
- Cả con trai và con gái đều phải học khâu vá.
thompsons-12_1406100721.jpg
Đại gia đình ông Francis L. Thompson năm 1998. Ảnh: Qz.com.
Học tập
Việc học tập luôn được ưu tiên trong gia đình và có những quy định cụ thể cho việc này:
- Giờ học là từ 18h đến 20h tối mỗi ngày. Không xem TV, máy tính, chơi game hay các hoạt động khác trong 2 tiếng này. Nếu không có bài tập thì các con đọc sách. Với các con nhỏ chưa đi học, một anh chị sẽ đọc sách cho các em nghe. Sau 2 giờ học tập, trẻ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là trước “giờ giới nghiêm”.
- Tất cả các con đều phải tham gia lớp nâng cao. Bố mẹ không lo ngại về điểm đầu vào của lớp này. Chúng tôi thường đề nghị giáo viên cho phép con học lớp đó với lời cam đoan các cháu sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu. Hàng ngày bố mẹ dành thời gian giúp con củng cố kiến thức để theo kịp. Sau đứa con đầu, nhà trường biết chúng tôi giữ lời hứa trẻ có thể theo kịp lớp nâng cao và không khó khăn gì với các cháu sau.
- Nếu con về nhà và nói có một giáo viên ghét cháu hay không công bằng, phản ứng của chúng tôi là khuyến khích con tìm ra cách để dung hòa. Trẻ cần tự tìm cách giải quyết các mối quan hệ vì bản chất cuộc sống thực luôn chứa đựng mâu thuẫn. Các con có thể sẽ gặp phải một ông sếp không ưa mình. Chúng tôi không cho phép trẻ đổ lỗi cho giáo viên vì không học được. Tất nhiên, chúng tôi luôn kèm con học 2 tiếng mỗi ngày và sẵn sàng giúp con khi chúng cần.
Kén ăn là điều không được phép
Cả gia đình tôi luôn ăn sáng và tối cùng nhau. Bữa sáng lúc 5h15 và sau đó trẻ phải làm việc nhà trước khi đến trường. Bữa tối lúc 17h30 chiều.
Nguyên tắc chúng tôi đưa ra cho các con là ăn những gì chúng ghét trước (thường là rau) và sau đó có thể ăn các loại thức ăn khác. Nếu không muốn ăn, trẻ có thể rời khỏi bàn. Nếu sau đó chúng kêu đói, chúng tôi có thể lấy đồ ăn con không thích ăn, hâm nóng trong lò vi sóng và mang tới cho con. Nếu con tiếp tục không ăn, sẽ không có thứ gì khác cho tới bữa sau.
Không ăn vặt giữa các bữa
Gia đình tôi luôn có 4 nhóm thực phẩm chính (thịt, sữa, tinh bột, trái cây và rau), hầu như luôn có vài món tráng miệng khác nhau. Tới nay, những đứa con tôi không sợ thử thức ăn mới và không dị ứng với thực phẩm. Chúng thử tất cả thực phẩm mới và ăn cho tới khi no. Một trong 4 đứa thậm chí còn hơi béo. Chúng gọn gàng, khỏe mạnh và năng động.
Hoạt động ngoại khóa
Tất cả trẻ phải chơi một số môn thể thao. Chúng được chọn môn mình thích. Các con bắt đầu học chơi các môn ở trường. Không quan trọng là bơi, đá bóng, bóng rổ, bóng chày, đấu kiếm hay tennis, chúng tôi không phiền lòng nếu trẻ thay đổi sở thích. Nhưng các con phải chơi thể thao.
Tất cả các con phải tham gia vào câu lạc bộ nào đó như hướng đạo sinh, lịch sử, kịch…
Trẻ được yêu cầu tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Chúng có thể làm tình nguyện tại địa phương hay ở nhà thờ. Thỉnh thoảng các con thu thập quần áo cũ và mang đi từ thiện. Trẻ được nhìn thấy cuộc sống của nhiều gia đình có hoàn cảnh khác nhau và chúng hạnh phúc vì việc làm của mình giúp được người khác.
Trẻ phải học cách tự lập
- Khi các con bước sang tuổi 16, chúng tôi mua cho mỗi đứa một chiếc xe - đó là lần đầu trẻ học được về sự tiết kiệm. Khi đứa con lớn nhất của tôi nhìn thấy chiếc xe tôi mua cho, nó nói: “Bố ơi, đó là một chiếc xe hỏng”. Tôi nói: “Đúng, nhưng ở đó có hướng dẫn sửa chữa và các dụng cụ sửa ở trong gara. Bố sẽ trả tiền cho các vật dụng cần thay, nhưng không trả công sửa”. 11 tháng sau, chiếc xe được tái tạo động cơ, nội thất mới bọc, vỏ sơn mới… Con gái tôi có một chiếc xe nổi bật nhất ở trường trung học và nó tự hào vì đã tự tay dựng lại chiếc xe hơn mức tưởng tượng. Đến giờ, các con tôi không đứa nào từng bị phạt vì vượt quá tốc độ, dù không ai sử dụng xe phân khối thấp. 
- Chúng tôi cho phép các con mắc lỗi: Trước khi 16 tuổi, các con tôi phải đi chung xe với gia đình. Một lần, tôi bảo con trai Samuel khi ấy 11 tuổi, thay dầu xe và hỏi liệu cháu có cần giúp hay hướng dẫn không. Thằng bé nói "không" và một tiếng sau, nó gọi tôi hỏi: "Phải thay hết 18 lít dầu ạ?". Tôi hỏi con cho 18 lít dầu vào đâu khi bình thường chỉ cần 5 lít. Hóa ra, thằng bé đổ hết dầu vào bộ phận tản nhiệt ở đầu xe. Chúng tôi đã phải mua bộ tản nhiệt mới và thay dầu lại. Tôi không trách mắng hay phạt con. Đó là một bài học cho nó. Con cái chúng tôi không sợ thử cái mới. Chúng được giáo dục rằng nếu chúng làm điều gì đó sai, chúng sẽ không bị phạt. Điều này thường khiến bố mẹ tốn tiền hơn nhưng chúng tôi đang nuôi dạy con chứ không phải tiết kiệm tiền. 
- Mỗi đứa trẻ có máy tính riêng nhưng phải tự lắp ghép. Tôi mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, nguồn cung cấp điện, CPU, bàn phím, phần cứng, bo mạch chủ và chuột. Bọn trẻ phải tự ráp chúng với nhau và chạy các phần mềm. Việc này bắt đầu khi chúng 12 tuổi. 
- Chúng tôi để các con tự đưa ra quyết định nhưng trong giới hạn. Chẳng hạn, con muốn đi ngủ ngay hay dọn phòng của mình. Hiếm khi chúng tôi đưa ra chỉ một "lệnh" trực tiếp, trừ phi đó là các nguyên tắc sống của gia đình mà mọi thành viên đều đã nhất trí. Điều này giúp các con cảm thấy chúng làm chủ cuộc sống của mình ở mức độ nào đó. 
Tạo độ gắn kết giữa anh chị em
- Chúng tôi yêu cầu các con luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bé lớp 5 có thể đọc cho em lớp 1 nghe mỗi ngày 30 phút. Bé lớn sẽ dạy đại số, toán cho bé nhỏ hơn.
- Chúng tôi phân công anh chị dạy em nhỏ hơn và giúp em hoàn thành việc vặt hàng tuần.
- Chúng tôi để các con tham gia xây dựng nguyên tắc trong gia đình. Chẳng hạn, những đứa trẻ muốn có quy định không để đồ chơi trong phòng khách, phải để ở phòng ngủ hay phòng chơi. Vì vậy, ngoài các việc vặt phải làm mỗi ngày, tất cả trẻ phải dọn sạch phòng ngủ của mình. Chúng tôi dành cho các con cơ hội mỗi tháng được sửa hay tạo ra các quy định mới. Bố và mẹ có quyền quyết định cuối cùng.
- Chúng tôi cố gắng luôn nhất quán với nhau. Nếu bọn trẻ phải học hai tiếng mỗi tối, sẽ không có ngoại lệ cho việc này. "Giờ giới nghiêm" là 22h đêm trong những ngày đi học và 24h đêm cho ngày nghỉ, không có ngoại lệ.
Những kỳ nghỉ gia đình
Chúng tôi đưa gia đình đi nghỉ vào mỗi mùa hè trong 2-3 tuần. Chúng tôi có đủ khả năng để thuê khách sạn hay đặt tour nhưng không chọn cách này. Chúng tôi cắm trại và mang theo đồ đạc cần thiết. Nếu trời mưa, chúng tôi phải tìm cách để tự xoay sở.
Khi đi cắm trại, tất cả các con từ 6 tuổi trở lên phải mang hành lý và dựng lều. Vợ tôi sẽ ở cùng những đứa con nhỏ. Suốt 15 năm, cô ấy liên tục mang thai hoặc mới sinh. Các con lớn và tôi sẽ đi du lịch khám phá. Chúng tôi đã leo qua hẻm núi Grand Canyon, trèo lên đỉnh Mount Whitney, băng qua Continental pide, Yosemite...
- Chúng tôi gửi các con qua đường máy bay đi thăm họ hàng ở khắp nước Mỹ hay châu Âu 2-3 tuần một năm, khi các bé học mẫu giáo. Tất nhiên phải có chế độ đặc biệt cho hãng bay để họ nhận chăm lo cho một đứa trẻ 5 tuổi đi một mình. Chúng tôi chỉ gửi con nếu chúng muốn đi. Tuy nhiên, những bé nhỏ hơn khi thấy các anh chị lớn đi chơi kiểu này thì đều muốn có trải nghiệm. Các con sẽ học được từ sớm rằng bố mẹ sẽ luôn bên con, nhưng sẵn sàng để chúng trưởng thành bằng đôi cánh của mình và bay đi.
Tiền và vật chất
- Mặc dù có đủ tiền nhưng chúng tôi không giúp con cái mua nhà, trả tiền học đại học, chi trả cho đám cưới. Chúng tôi có thể tư vấn cho các con về cách tổ chức cưới hỏi thế nào, làm sao để mua được căn hộ hay cách nào giúp nguồn vốn sinh sôi. Chúng tôi giúp chúng liên lạc với công ty nhưng chúng phải đi phỏng vấn và kiếm việc.
- Chúng tôi luôn tặng quà sinh nhật và giáng sinh cho các con. Chúng tôi có thể nhờ ông già Noel tặng quà nhưng khi con lớn hơn và hỏi về điều đó, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi nói đó là một trò chơi và nó rất thú vị. Trước mỗi dịp lễ đó, chúng tôi lên danh sách thứ các con thích được tặng và chắc chắn bọn trẻ sẽ có được điều mình muốn. Nhờ Internet, thật dễ dàng gửi danh sách này đến những đứa trẻ khác và ông bà bọn trẻ. Những món quà tự làm thường được yêu chuộng nhất.
Để các con tự trải nghiệm thế giới thật
Chúng tôi yêu các con bất kể chúng có làm gì. Nhưng chúng tôi sẽ không ngăn chặn bất cứ hậu quả nào từ các hành động của con cái. Chúng tôi để các con chịu hậu quả và sẽ không cố gắng để giảm thiểu những hậu quả đó chỉ vì thấy các con phải chịu khổ. Chúng tôi cũng khóc và buồn nhưng không làm thay con cái hay gánh vác hậu quả từ hành động của chúng.

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

MƯỚP RỒNG NHẬT BẢN


   Là loại cây thích hợp ở vùng nhiệt đới, ra hoa và kết trái quanh năm, cho năng xuất rất cao, 1 gốc cây được chăm bón phân và nước đầy đủ thì một vụ có thể cho ta tới 50 - 70kg quả. Mỗi quả dài từ 1.2m đến 1.5 m, nặng từ 1 đến 3kg, đặc biệt loại cây này bảo gốc và thường xuyên chăm sóc sẽ cho quả từ thánh 2 đến tháng 10, 11. Quả mướp
có hình dạng đẹp mắt có thể để làm cảnh, già vẫn ăn được không như loại mướp hương của VN, già là bỏ mướp rồng có vị thơm đặc trưng, ta dùng được bằng nhiều cách. Xào, táu với thịt bò, nấu chanh cùng thịt, cá, làm rau nộm(gỏi) cho thêm ít đậu phộng rang, dầu giấm. Nếu dùng không hết có thể xắt phơi tái muối dua ăn ngon tuyệt vời, đúng là (miệng nhai tai nghe)nếu ai đã thưởng thức thì không bao giờ quên vị ngon, mát và bổ, giàu chất ding dưỡng.
Chỉ một gốc mướp trồng ở góc sân nhà bạn xung quanh bờ rào là húng quế, rau dấp cá, rau má, hành hẹ đều trồng trong khay xốp cho thu hoạch cao và trông rất bắt mắt.
Dưới đây là một vài hình ảnh gốc Mướp Nhật góc sân...






Bạn nào quan tâm và muốn trồng thử có thể liên hệ theo thông tin bên dưới:

Chi nhánh cty TNHH Phúc Đại Dương
Nhà phân phối Thủ Đức
Đ/C: 65B, đường 6, khu phố 2, P.Hiệp Bình Chánh. Thủ Đức          ĐT: 0168.576.3987 - 08.62833079

Cách trồng chanh dây

Những ngày này, thời tiết thật oi bức. Đi đâu dưới trời nắng, ghé vào quán gọi 1 ly sinh tố chanh dây thì thiệt là quá đã! Còn gì hơn cảm giác thưởng thức thứ nước uống chua chua, ngọt mát, thơm dìu dịu mà lại còn vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng khi muốn thưởng thức thì lại phải xách xe ra quán sinh tố hay chạy ra chợ mua vài trái chanh dây thì cũng hơi phiền bạn nhỉ? Vậy hãy cùng Saigon Garden tự trồng chanh dây tại nhà. Đơn giản - Dễ dàng - Tiện lợi - Tiết kiệm chi phí bạn nhé!

Trồng cây: có 2 cách
Cách 1:
-Mua 1 trái chanh dây làm giống, lựa trái già một chút, cắt đôi, lấy hạt gieo vào chậu đất đường kính khoảng 30 cm. Sau đó, bạn phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt. Tưới nước đủ ẩm cho cây nảy mầm. 

-Chọn lọc cây con tốt, khỏe để giữ lại trồng. Những cây còn lại thì bỏ đi (hoặc cho bạn bè, hàng xóm : ) ). Tránh gieo nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây. Mỗi chậu khoảng 2-3 cây con là tốt nhất.
Lấy hạt giống
Cách 2:
-Mua sẵn cây giống ngoài tiệm cây, về cho đất vào chậu và trồng thôi (cách này tiết kiệm thời gian nhưng lại không có được cái thú nhìn ngắm cây lớn lên từng ngày )


Cây con made in Saigon Gadern :)

Làm giàn leo: Với 2 cách này, các bạn đều phải làm giàn leo cho chanh dây. Làm giàn có ưu điềm là dễ chăm sóc, vì thân dây leo, lá, trái đều bám trên một đường thẳng nên rất dễ theo dõi, từ việc tưới tiêu đến tỉa cảnh - lá, phát hiện sâu bệnh. Bạn có thể làm giàn bằng dây điện, sắt hay gỗ đều ok. Tùy theo túi tiền và khả năng sáng tạo của từng người.



Gian chanh dây che bóng mát
Lá rộng bản & có màu xanh non

Hoa màu tím rất đẹp
Trái non đầu tiên
Bón phân:  Ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân cho cây sau mỗi đợt thu hái và tỉa cắt, nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới.
Theo kinh nghiệm của Saigon Gadern, bón phân đạm, kali và bánh dầu cây sẽ xanh tốt, đơm hoa nhiều và rất sai quả.

Chúc các bạn thành công nha !!!


Thành phẩm thu được

trồng bí ngồi

Nếu muốn trồng bí ngồi,quan trọng nhất là khi gieo hạt,nhiệt độ khỏang 18-24 độ là đẹp,khi đã ra được 2 hoặc 3 lá thì đánh ra trồng,nếu trồng ở luống thì khỏang cách là 1m/1m,còn nếu trong chậu thì phải cỡ 60 cm trở lên,vì bí ngồi không leo cao,cũng không bò ngang mà phát triển đều ra xung quang ,rất nhiều hoa,và rất nhiều qủa.Phân bón nếu được phân bò ủ mục là tốt nhất,thêm chút đỉnh NPK,đừng nhiều đạm.Tưới ẩm đều,chỉ cần 2 cây bảo đảm nhà bạn ăn không bao giờ hết.Khi cây đã trưởng thành,nhiệt độ 37-38 độ không thành vấn đề,hoặc xuống dưới 20 độ cũng không sao cả.Chúc bạn thành công và bội thuClap.

Cây bầu

Hum nay con up bài để khoe với bác Sâu là bệnh nhân đã tai qua nạn khỏi rồi ạ. Người xưa có câu " nhìn mặt bắt bệnh" quả không sai. Lần trước Vy có mở thớt thỉnh giáo anh chị em không biết vì sao bầu hồ lô nhà Vy bị thúi trái còn non. Sau khi anh chị em đã cho mình biết có nhiều nguyên nhân như có lẽ là sợ bị úng rễ do tưới nước nhiều + thêm mưa liên tục làm trái không hấp thụ chất dinh dưỡng đựơc, Vy cũng đã ngưng tưới , nhưng sau đó tình hình cũng không thấy khả quan hơn, ra đợt trái nào là lại thúi trái đó, rồi những nguyên nhân khác như quá dư dinh dưỡng, rồi kể cả chắc thiếu dinh dưỡng hay bị ong rùi tấn công.... đều không xác định đựơc cụ thể, trái vẫn ra đi không lời từ biệt. Nhìn nó héo úa từng ngày mà chưa măm đựơc quả nào trong lòng vừa đau buồn vừa không cam tâm. Thế là phải mời bác Sâu qua bắt bệnh em nó dùm, đúng là mắt chuyên gia có khác, nhìn đâu cũng thấy bệnh, cây thiếu này, cây thiếu kia...hic hic.
Cây bầu nhà Vy là do ong rùi hay bọ xít tấn công , vì ong thì thấy có bay đó nhưng nghĩ là thụ phấn , còn bọ xít thì thấy rõ bằng chứng thủ phạm luôn, làm cho trái bầu ban đầu bị 1 vài chấm nâu đen giống như bị châm chích , nếu không kịp thời bọc quả sẽ bị thúi ngay, vì thế sau khi bác Sâu về, trời cũng tạnh mưa, con liền làm bao đục lỗ bọc em nó lại ngay, bây giờ thì xin báo cáo bác là mới thứ 7 hum bác qua tới sáng nay là thứ 2 bụng bầu các em nó đã to đùngTongue, vui quá. Một lần nữa xin cám ơn bác đã đích thân đến xem giúp con trong 1 sáng trời mưa tầm tã và cũng xin cám ơn các anh chị em đã trả lời giúp đỡ trong topic trước nhé.


Con đã bọc 6 trái rồi, ở ngoài chưa thụ phấn + đã thụ phấn rồi đựơc thêm 6 trái nữa, hihiEmbarrassed




1. Gieo hạt :
Gieo hạt trực tiếp : cho đất Multi trồng rau ăn quả vào chậu, tưới nước vừa đủ ẩm, dùng tay bổ lỗ sâu 1cm  và cho hạt vào, gieo 3 - 4 hạt trong chậu có kích thước 40 x 50cm lấp đất lại. Sau 4 - 5 ngày hạt nẩy mầm. Cây con được 10 –15 ngày sau khi gieo thì chọn 1 cây khoẻ để lại trồng, loại bỏ những cây xấu hoặc bứng mang trồng sang chậu khác.
Ủ hạt trước khi gieo : Pha nước ấm 2 sôi + 3 lạnh, cho hạt vào ngâm 2 – 3 giờ, vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch cho hết chất nhờn còn bám trên hạt. Dùng gòn nhúng ẩm, vắt cho ráo nước (cầm trút miếng gòn thấy không còn nước giọt chảy ra là được) bọc hạt lại cho vào lọ ủ  2 - 3 ngày khi hạt nứt mầm trắng thì đem ra gieo vào đất Multi trồng rau ăn quả.
-  Lưu ý : Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất.
-  Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì dở tấm đậy ra.
-  Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, tránh để đất quá khô hay quá ẩm hạt sẽ nẩy mầm kém.
- Cần kiểm tra kiến hay các loại côn trùng khác có thể cắn phá mầm hạt hay tha mất hạt.
-  Tưới nước mỗi ngày sau khi hạt đã nẩy mầm.
2.Bón phân :
-    Khi cây bầu có 2 lá thật ( 10 – 15 ngày sau khi hạt nẩy mầm ) phun phân Super Growth rong biển hay Halifax (1ml pha với 1 lít nước ) 7 ngày phun 1 lần. Phun 2 – 3 lần.
-   Khi cây được 20 ngày tuổi bón Multi bổ sung cây ăn quả vào gốc (100g/ gốc). Sau đó cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu trái và thu hoạch trái.
-   Khi cây bắt đầu ra hoa, ngưng không phun Super Growth rong biển.
-   Khi cây trên 30 ngày tuổi mà chưa ra hoa, cần phun bổ sung TP108 ( 1ml pha 1 lít nước ) phun ướt đều trên thân lá, 7 ngày phun 1 lần, để kích thích cây ra hoa tốt hơn. Khi cây ra hoa rộ thì ngưng không phun nữa.
3.Tưới nước và chăm sóc  :
-   Tưới nước mỗi ngày cho cây, sáng một  lần và chiều mát một lần, vào mùa mưa không cần tưới khi trời vừa mưa xong.
-   Khi cây bầu xuất hiện tua cuốn thì cắm cây chống cho dây leo lên giàn.
-   Cây ra hoa phải tưới đủ nước ở gốc, không dùng vòi nước phun trực tiếp lên trên hoa, dễ làm rụng hoa và rụng trái non.
-   Mỗi sáng khoảng 9 – 10 giờ cần thụ phấn bổ sung cho hoa bầu, ngắt hoa đực (hoa không có bầu phình bên dưới ) úp vào nuốm hoa cái ( hoa có bầu phình bên dưới ).
-   Tỉa bớt cành nhánh, khi dây bầu đã đậu trái tỉa bỏ bớt hoa đực để cây tập trung nuôi trái.            
4.   Phòng ngừa sâu bệnh : (pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì)
-   Sâu hại : sâu xanh, sâu ăn lá dùng Crymax, Biobauve để phòng trừ. Các loại sâu vẽ bùa, rầy mềm hay rệp sáp, nhện đỏ sử dụng BrighTin, Actimax, Actara để phòng trừ.
-   Bệnh hại: phấn trắng, đốm lá, bệnh héo dây dùng Exin, Sincosin để phòng trị.
5.  Thu hoạch :
-   Khi hoa ở đầu trái héo khô và rụng đi thì tiến hành thu trái. Bầu trồng trong chậu thường thu trái vào khoảng 60 ngày sau trồng. Chăm sóc tốt có thể hái trái trong 2 tháng.
bau
bau

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

hạt giống thời vụ




GỢI Ý THỜI VỤ TRỒNG CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU
(Các tháng tính theo lịch dương)
 
THÁNG 1:

- Bầu
-Cà chua
- Cà pháo, cà bát.
- Cà tím quả dài
- Cải cúc.
- Bí xanh
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột
- Đậu cove leo
- Xà lách xoăn tím
 - Xà lách trứng
- Rau gia vị: Rau húng quế (có thể trồng quanh năm)
THÁNG 2:

- Bí đỏ giữa tháng
- Bí xanh
- Bí ngồi
- Cà chua
- Cà tím quả dài
- Cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip
- Dưa chuột
- Dưa hấu Thái
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu cove leo
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp đắng
- Mướp hương
- Rau dền
- Rau ngót
- Xà lách trứng   - Rau gia vị: Diếp cá, ớt, húng quế
THÁNG 3:

- Bí đỏ
- Bí xanh
 - Bí ngồi
- Cà tím quả dài
- Cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip
- Đậu bắp
- Đậu cove leo
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp đắng
- Mướp hương
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách ko cuộn
- Rau gia vị: Rau diếp cá, ớt, tỏi tây, húng quế
THÁNG 4:

- Cà chua
- Cà tím quả dài - Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip
- Củ cải trái vụ
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách ko cuộn
- Rau gia vị: Rau diếp cá, húng quế
THÁNG 5:

- Cà chua
 - Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau gia vị: Rau diếp cá, húng quế
THÁNG 6:

- Bí xanh
 - Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Rau gia vị: ớt, húng quế
THÁNG 7:

- Bắp cải F1 BM 741 vụ sớm giữa tháng
- Bí đỏ
- Bí xanh
- Cải thảo giữa tháng vụ sớm
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu trạch lai.
- Mướp đắng
- Rau dền
- Rau đay
- Rau muống
- Su hào sớm (gieo chủ yếu là su hào trứng)
- Xà lách trứng
- Rau gia vị: rau mùi, ớt, húng quế

 
THÁNG 8:

- Bắp cải F1 BM 741 vụ chính
- Bí đỏ
- Bí xanh.
 - Bí ngồi
- Cà chua
- Cô ve ko leo
- Củ cải
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ, Cải cúc
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột
- Đậu bắp
- Đậu đũa - Đậu rồng
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh sớm
- Su hào sớm (chủ yếu là gieo su hào trứng)Mướp đắng
- Xà lách cuốn giữa tháng
- Rau muống
- Rau ngót
- Xà lách trứng
- Rau gia vị: Hành tây (gieo hạt từ 25/8 đến 15/9), húng quế
THÁNG 9:

- Bắp cải F1 ....vụ chính
- Bí đỏ
-Bí xanh.
- Bí ngồi
- Cà chua F1
- Củ cải
- Cải bó xôi
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cải củ
- Cải cúc
- Cô ve leo và ko leo
- Đậu đũa - Đậu rồng
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Rau ngót
- Su hào vụ chính nên gieo su hào nhỡ hoặc to
- Xà lách cuốnXà lách trứng Xà lách xoăn tím
- Rau gia vị: Thìa là, mùi, hành ta (giữa tháng 9 đến giữa tháng 10), tỏi ta.
THÁNG 10:

- Bắp cải F1 vụ chính
- Cà chua
- Củ cải
- Cải bó xôi
- Cải thảo vụ chính
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải bẹ mào gà
- Cô ve leo và ko leo
- Đậu Hà lan - Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
- Rau gia vị: Thìa là, rau mùi, hành tỏi ta, ớt, húng quế.
THÁNG 11:

- Bắp cải F1 muộn
- Bầu
- Cà chua vụ muộn
- Cải củ
- Cải mơ
- Cải ngọt
- Cải thảo vụ muộn
- Cải xoong
- Đậu cove
- Đậu Hà Lan
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào muộn chủ yếu gieo loại nhỏ và nhỡ
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
- Rau gia vị: rau mùi, ớt, húng quế.

 
THÁNG 12:

- Bắp cải F1 vụ muộn
- Bầu
- Cà chua vụ muộn
- Cà tím quả dài
- Cải thảo vụ muộn
- Cải ngọt
- Cải mơ
- Cải cúc
- Cải xoong
- Cô ve ko leo
- Dưa hấu Thái
- Dưa chuột
- Đậu cove
- Đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh
- Su hào
- Xà lách cuốn
- Xà lách trứng
- Xà lách xoăn tím
- Ra

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Vườn rau thủy canh hồi lưu nhà Củ Hành

 Thế thì làm luôn nha:
A.CHUẨN BỊ VẬT LIỆU CHO DÀN HỒI LƯU (RẺ GIẬT MÌNH!)

1.Mua máy sục khí hồ cá loại nhỏ nhất 30k, ra chợ đồ cũ thì 10k bên bán cho thử thoải mái.
Nguyên lý thì trên net có rồi tớ post clip của họ cho nhanh nha:


2.Ra hiệu thuốc gần bệnh viện mua bộ truyền dịch loại xịn 3.5k, loại vừa 2.8k vẫn OK. Chủ yếu là lấy cái ống thôi, những bộ phận khác cất đi sau này chế nhiều cái khác nữa. Xa tiệm dụng cụ y tế thì tới tiệm vật liệu xây dựng cũng có bán ống 5 li này đó. Ống trắng trong để bạn nhìn nước được đưa lên cao như thế nào thôi, khi hiểu rồi thì dùng ống đen 5 ly bền hơn và giúp cho ddtc sạch sẽ ko rêu.

3.Ra chợ hoa quả mua 3 thùng xốp hết 20k nếu còn tốt, rách thì xin được. Cứ lấy, ko sao cả, có cách chế.

4.Mua gói hạt rau muống 10k về ngâm 8h rồi ươm.

5.Mua vỏ chai nước tinh khiết loại 5 lít 3k. (Vỏ chai dầu ăn 5lit có 2k thôi nhưng tốn công rửa) 

6.Kiếm mấy miếng gỗ làm kệ kê cao máng hồi lưu (nhà xây sắp xong họ vứt đầy)/ nhặt mấy cái ghế gãy xếp lại cũng tốt chán!

7.Mua bao nylon đựng rác màu đen loại bóng nhẵn 1m x 0.7m, hết 2k(loại mờ thì đừng mua vì dễ rách).

8.Mua ddtc: ở SG thì đến tớ 11k/lít pha ra 30 lít. HN thì share với a Hungdv 1/3 chai TC-mobil là 25k. Cần thơ thì xin a N_Tan/ PhuongGhi 10 lít dd con 3k í mà, Nghệ An thì share với a LuongThuy, Đà nẵng thì share với chị HongNM, NhaTrang thì xin a Origami, Tây ninh thì xin a Huyanhn, Đồng Nai thì đến shop Thảo Oanh/ a. Haibienhoa....



B.GIA CÔNG LẮP ĐẶT:
Ngâm hạt trước khi ngủ, sáng dậy thì cho hết vào cái này:

Giặt sạch quần áo sợi bông cũ rách làm giá thể gieo hạt, tưới ướt bằng ddtc.

Trong 5 ngày chờ rễ đan nhau ta ráp hệ hồi lưu như sau: (hình ảnh sẽ post) 


Khu vực ươm hạt trực tiếp vào giá thể




Khu vực cấp máu cho cây (bồn chứa, bơm, sục khí, hẹn giờ)







Dưa chuột đang test thử trên thùng xốp, tưới ddct



Hình ảnh của dàn thủy canh hồi lưu 2 tầng, được sơn chống nắng, chống nóng





Rau muống vừa ươm lên mầm đã ra rễ trắng, cho luôn vào hệ thống



Mấy em Cần Tây vươn mình dưới nắng






Mấy em đỗ cove đang test thử, ra hoa rất sai và bắt đầu đậu khá nhiều quả





Mấy em rau xà lách bắt đầu cuốn, rau riếp đã thu hoạt, vặt chụi lông





Em rau kinh giới xanh rờn







Mấy em rau cải xanh bắt đầu cuộc sống thủy canh







Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Kinh nghiệm trồng bầu, bí, mướp và cách chăm bón

Trồng rau trên sân thượng đối với nhiều anh chị em đã rất thành công, nhưng đối với các loại cây dây leo như: bầu , bí và mướp có lẽ chưa có nhiều ACE thành công. Theo yêu cầu của một số thành viên Mướp xin chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dây leo trên sân thượng của mình để mọi người có thể tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để việc trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn.

PHẦN I - CHUẨN BỊ CHẬU - THÙNG XỐP TRỒNG CÂY

Bầu - bí - mướp là loại cây dây leo cần rất nhiều dinh dưỡng và nước trong quá trình sinh trưởng và đơm hoa kết trái. Do vậy chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước.
Chúng ta có thể chuẩn bị một số kiểu chậu trồng cây như sau:

1. Kiểu thùng xốp (theo cách của chị Bình Châu và bác Sâu):
Khác với trồng rau, lỗ để thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn.
(các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.)

2. Tận dùng chậu sành, xi măng có sẵn trong nhà:
Do chậu được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chẩy ra ngoài và không lưu được nước bên trong chậu, đất thường xuyên bị khô. Do vậy ta phải chế lại một chút:






3. Dùng thùng nhựa loại lớn (80lít)

Loại này do có chiều dài lên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20-25cm so với đáy và có thể để loại chai nhựa to hơn phía trong .

Trong thùng Mướp để 2 chai loại 5l và 1 chai 1l

Thế là xong bước chuẩn bị ta bắt đầu bắt chân, bắt tay vào trồng và chăm sóc nào các bác. Big smile

PHẦN II - TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1- Trồng cây và cách tạo rễ cho cây.

- Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.
- Bầu bí là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. 
Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì cứ kệ nó không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc).
Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu

Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.
Ngoài ra nếu bạn sợ khi uốn, hạ thân cây xuống sẽ bị gẫy thân, gập thân thì có thể làm theo cách sau: 


2. Chăm sóc cây.
Bầu bí nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu bầu bí không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.
Cách bón như sau:( theo kinh nghiệm của Mướp thôi nhé) Bạn nào có ý kiến xin hãy góp ý để việc trồng đạt hiệu quả hơn.

Hình ảnh chén đạm (chén uống nước chè nhé loại nho nhỏ thôi không phải chén cơm)
khi cây lên được lá thật thì bắt đầu tưới đạm ( 1 chén hòa với 1 thùng nước khoảng 18 lít).
Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây:
 Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau
Liều lượng tưới:
- Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần 
- Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần.
- Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây.
Đây là thời kỳ cây bắt đầu đẻ nhánh để chuẩn bị ra quả. Việc bỏ nhánh, bấm ngọn cho cây là cầy thiết .
-         Cắt bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn.
-         Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m  thì tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới  , còn ngọn của nhánh thì để nguyên.
Bước 2. Khi cây bắt đầu ra quả.
Liều lượng bón: như công thức 1 nhưng tăng về lượng: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần. Về mùa hè có thể chia đôi lượng phân bón tưới  2 lần/tuần.
Chú ý: Trước khi thu hoạch quả thì phải ngưng tưới lân đạm trước đó 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả.
Bước 3: Sau khi thu hoạch
Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Thời kỳ này thân cây đã cứng cáp và bộ rễ phát triển mạnh nên tưới đậm lân đạm là OK
Liều lượng: vẫn theo công thức 1 nhưng hòa 2 chén, có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc
Khi cây đã hồi lại, đẻ nhánh thì  liều lượng tưới quay lại bước 2.
CHÚ Ý:
Trồng cây để cho nhiều quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 
- Chậu trồng cây: Chậu rộng chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước cây sẽ phát triển tốt hơn.
- Đất trồng:Khâu làm đất rất quan trọng,  đất trồng phải tơi xốp, có nhiều phân hữu cơ hoại mục, đất trong chậu phải luôn giữ ẩm tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng cây chỉ ra quả được đợt đầu là cây đã tàn.
- Nước: Mướp, bầu bí là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước quả sẽ kém, quả chưa nở hoa đã thui. ..vv
- Chăm bón: Muốn cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngay từ ban đầu phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, phát triển kém, sâu bệnh, ngộ phân thì yếu tố cho quả cũng sẽ kém. Khi cây trưởng thành cần phải ngắt bỏ ngọn chính để cây để nhiều nhánh, có nhiều nhánh cây sẽ cho nhiều quả hơn. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo.


Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 09 May 2013 lúc 09:02

******* Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách *******
Copy đường link dưới đây, để gửi đến cho bạn bè xem bài viết này !
Quay về đầu
Muophuongpdc Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 06 Aug 2012
Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội
Tình trạng: Offline
Bài viết: 1113
tùy chọn đăng bài tùy chọn đăng bài   Trích dẫn Muophuongpdc Trích dẫn  Trả lời bài       Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 30 Mar 2013 lúc 15:46
Đây là giàn mướp hương. Tháng 6 năm 2012 Mướp bắt đầu làm vườn và gieo hạt cũng vào thời điểm này. Thời gian đầu chưa biết đến DĐRS nên không biết cách chế thùng xốp của chị BC nên Mướp đã trồng nó vào 1 cái thùng xốp nhỏ xíu như thế này (rộng khoảng 35cm, dài 45cm) và làm thủng 1 lỗ ở đáy.


Đất trồng là đất phù sa trộn với 01kg lân bột và ít phân gà. Cây lên khá tốt và cho nhiều trái



Nhưng có một vấn đề khá là khó chịu, do mình làm thủng lỗ đáy nên tưới nước cứ chẩy ra ngoài và đất rất nhanh khô, ngày tưới 2 lần không nhằm nhò gì, cứ giữa trưa nắng là cây hét rũ như sắp chết. Mình nghĩ mãi mới ra một cách như thế này:
Mình thêm 1 thùng xốp vào cạnh thùng trồng cây mướp và khoét một lỗ thông 2 thùng với nhau và đổ nước vào thùng bên cạnh. 

Chỉ có vài ngày rễ đã ra trắng xóa mặt nước. Thế là Mươps khắc phục được bệnh thiếu nước cho cây mướp. 
Nếu như cây nhà các bạn giữa trưa bị héo lá thì có thể làm theo cách này.
Chú ý: Chỉ nên cho một ít kali vào trong nước và đổ nhẹ vào thùng đựng nước, ngoài ra không cần cho gì vào trong nước. Nếu có nước thủy canh thì càng tốt.
Do lần đầu trồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên cây mướp chỉ ra được 2 lần quả là cây đã tàn.


VÀ ĐÂY LÀ CÂY MƯỚP CỦA NĂM NAY NĂM 2013

Mình bắt đầu gieo hạt từ tháng 12. Mướp sẽ up hình từng thời điểm chăm sóc cây để các bạn tiện theo dõi.

Cây mướp này mình trồng trong một cái thùng nhựa 80l, cây đã được hạ xuống đất 1m dây và đã leo trên giàn được 2m


Giai đoạn này tưới theo tỉ lệ: 3 lân +1 đạm + 1 kali, tưới 1 lần/tuần.
Cây đã bắt đầu ra rất nhiều quả, hoa đực chưa nở, hoa cái đã dậy thì.

Ngày 4/8/2013 cây đã bắt đầu đậu quả, và tiếp tục ra hoa: Thời điểm này phải tăng lượng phân bón, (1,5 chén hỗn hợp/ tuần, chia làm 2 và tưới 2 lần/tuần) Có thể bổ sung khoảng vi lượng vào các ngày khác trong tuần như DDTC.


Đây là thời điểm cần giữ độ ẩm đến 80% cho cây để cây phát triển tốt và đậu nhiều trái (tưới nước 2 lần/ ngày). Nên cho các loại gốc rau, vỏ hoa quả phủ vào gốc để giữ độ ẩm cho cây.

Ngày 17/3/2013: Giàn mướp đã leo kín giàn, cây đã đậu rất nhiều quả và còn rất nhiều hoa cái chuẩn bị mở hoa.
Thời kì này cây rất cần nước. Phải đảm bảo cho cây độ ẩm tốt để cây vừa có thể nuôi quả và tiếp tục ra hoa đậu trái.







Trái đầu mùa


(Đang cập nhật)




Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 17 Apr 2013 lúc 21:17

******* Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách *******
Copy đường link dưới đây, để gửi đến cho bạn bè xem bài viết này !
Quay về đầu
Muophuongpdc Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 06 Aug 2012
Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội
Tình trạng: Offline
Bài viết: 1113
tùy chọn đăng bài tùy chọn đăng bài   Trích dẫn Muophuongpdc Trích dẫn  Trả lời bài       Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 30 Mar 2013 lúc 15:46
CÂY BẦU SAO CỦA MƯỚPHUONGPDC

Lần đầu tiên mình trồng bầu mình đã chọn bầu sao không phải bầu quả dài. Theo một số tư liệu nói bầu sao vòng đời sống được 130-140 ngày. Như vậy mình đang lập kỷ lục mới cho cây bầu của mình.
Cây bầu này mình gieo hạt từ cuối tháng 9 năm 2012 (các cụ ta có câu "Muốn ăn bầu trồng đầu tháng 9)đến nay đã là tháng 4 năm 2013 (160 ngày) và hiện tại vẫn tiếp tục đơm hoa kết trái, có lẽ ít nhất nó sẽ tồn tại thêm 1 tháng nữa. Như vậy cây bầu có thể tồn tại được 6 tháng. Sở dĩ nó tồn tại được lâu như vậy là do mình đã áp dụng một mẹo nhỏ.
Cây bầu sao ngọn nhỏ, lá nhỏ hơn bầu quả dài và độ bao phủ trên giàn so với bầu quả dài ít hơn. Do vậy với 1 cái giàn khoảng 10-15m thì nên trồng 2 cây.


Hình ảnh trên là ngày 30/11/2012. Giai đoạn này mình cũng bón thúc lân và kali cũng theo công thức mình đã nói ở trên.
Đến 17/12/2012 thì cây bắt đầu cho trái. Giai đoạn đầu cây ra quả các bạn đừng để trái quá to sẽ làm cho bầu nhanh tàn. Giai đoạn này nhớ thường xuyên lấy các loại gốc rau già hoặcc vỏ trái cây băm nhỏ phủ vào gốc để gốc cây luôn giữ được độ ấm.



Cây ra quả lần đầu mình thu hoạch được 7 trái. Khi cây đang sinh trưởng tốt thì miền bắc bị một trận rét đậm kéo dài 1 tháng, sau khi trận rét đi quá lúc đó nhìn cây bầu như đã chết, lá úa vàng, cằn cỗi.

Nhưng mình không chịu thua. Mình nghĩ rằng với gốc bầu đã lớn và với bộ rễ đã trưởng thành kiểu gì cây cũng phát triển trở lại.
Mình đã cắn hết toàn bộ lá già và những nhánh còi cọc chỉ để lại nhánh khỏe và một vài cái lá ở nhánh đó. Mặt khác tiến hàng xới gốc, bón thêm phân lân và phân hoại mục rồi lấy toàn bộ phần lá và nhánh đã cắt xuống thái nhỏ phủ vào gốc cây và tưới nước. Cây đã không phụ lòng người nó đã phát nhánh và tiếp tục cho quả.

Lứa quả thứ 2: 9/3/2013 cây tiếp tục cho thu hoạch


Sau khi cắt hết quả mình lại tưới đậm lân đạm kết quả lại khả quan.

Cây cho trái lần 3: Ngày 23/3/2013 cho thu hoạch


Sau đợt trái này Mướp cũng tiến hành cắt bỏ hết lá già, nhánh còi chỉ để lại nhánh khỏe (phần nhánh khỏe lần này vẫn xanh tốt không như đợt trước)  và xơi quanh gốc cho đứt hết rễ cũ (nhớ là xới xa gốc) để cho nó mọc rễ mới và trộn thêm ít lân và phân hoại mục vào và tưới đậm nước.


Thế rồi nó cũng không phụ lòng người làm vườn lại tiếp tục ra quả.

Cây ra quả lần 4: 29/3/2013 bắt đầu ra quả.







Đã được chỉnh sửa bởi Muophuongpdc - 08 Apr 2013 lúc 21:08

******* Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách *******
Copy đường link dưới đây, để gửi đến cho bạn bè xem bài viết này !
Quay về đầu
Muophuongpdc Xem từ trên xuống
Member
Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 06 Aug 2012
Địa chỉ: P.Mai - Hà Nội
Tình trạng: Offline
Bài viết: 1113
tùy chọn đăng bài tùy chọn đăng bài   Trích dẫn Muophuongpdc Trích dẫn  Trả lời bài       Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 30 Mar 2013 lúc 15:54
BẦU QUẢ DÀI TRÊN SÂN THƯỢNG NHÀ MƯỚPHƯƠNG NĂM 2013
(Cây được trồng ở vườn giữa)

Trồng bầu quả dài, bí phấn ta cần phải ưu tiên cho chúng một chiếc thùng đựng đất tương đối lớn. Bầu quả dài phát triển ngọn và nhánh rất mạnh, cây rất mập mạp, độ che phủ trên giàn tương đối lớn. Đối với diện tích giàn khoảng 15m vuông thì cho một cây bầu leo là OK.
Trồng bầu Mướp lấy 2 cái thùng xốp loại to gắn kết với nhau, đất được ủ với phân cá và 2kg lân. 

(chiều dài khoảng 90cm, rộng khoảng 65cm, cao 50cm)
Lúc đầu mình chuẩn bị cái thùng này là để trồng bầu hồ lô, sau đó ra chợ mua cây về trồng và háo hức chờ đợi bầu ra quả. Không ngờ khi cây ra quả lại là bầu quả dài Cry.

Về chế độ tưới phân đạm vẫn theo công thức trên, nhưng mình chia đôi chén hỗn hợp đó làm 2 và tưới 2 lần/tuần.
Cây bầu này mình mua về trồng từ cuối tháng 1. Đến đầu ngày 7/3 thì cây bắt đầu leo trên giàn.


Khi cây leo được thế này thì tiến hành cắt bỏ dần lá phía dưới, cắt bỏ nhánh phía dưới, chỉ để nhánh ở trên giàn, phần ngọn cây để nguyên.
Đến ngày 23/3 cây đã leo bao phủ gần hết giàn, Giai đoàn này Mướp mới ngắt ngọn chính của cây bầu để chúng nuôi nhánh. Lúc này phải giữ độ ẩm tốt cho cây vì thời điểm này cây rất cần nước.
 
Gốc cây được phủ bởi các loại gốc rau và các phế phẩm từ cây trong vườn, phế phẩm này ngoài việc giữ độ ẩm cho cây, thì hàng ngày chúng còn cung cấp cho cây nguồn dinh dương qúy giá trong quá trinh phân hủy chất hữu cơ.

Chờ khi các nhánh đã đậu hết quả (sau khi thụ phấn thành công) thì cũng tiến hành ngắt hết ngọn ở nhánh để cây nuôi quả.
Ngày 31/3 một số quả ra trước đã lớn, lúc này tán là trên giàn đã được phủ kín. Chế độ dinh dưỡng lúc này phải tăng lên: 1,5 chén hỗn hợp/tuần (Mướp vẫn chia đôi tưới 2 lần/tuần). Lứa quả đầu này ra được hơn 20 quả, nhưng mướp đã ngắn bớt chỉ để lại 15 quả.



Các bạn nhìn hình trên có cái chai lavie đựng nước treo trên giàn, Mình làm vậy là  đang thử nghiệm  tạo thêm bộ rễ cho cây hút nước. Quan sát trên mỗi mắt lá của bầu đều phát ra 2-4 cái rễ. Mướp đã cắt lá sát dây bầu và dùng một miếng vải mềm quấn vào thân cây sau đó nhúng vào chai nước để tạo độ ẩm thường xuyên cho miếng vải. Chỉ 3 ngày sau rễ bầu đã phát triển rất mạnh và dài ra khoảng 10cm. Lúc này rễ đã làm được nhiệm vụ cung cấp thêm nước cho cây (lúc này có nước thủy canh thì tuyệt.


Vì là lứa đầu ta không nên để quả quá to, để quá to sẽ làm bầu nhanh tàn. 
Ngày 1/4 Mướp đã thu hoạch 1 trái, trái dài 85cm, cân nặng thì nhà không có cân Big smile. Em nó đây:

Ngày 8/4: Thời điểm này quả đã lớn, các ngọn bầu chưa lên. Lúc này  Mướp không tưới lân, đạm để hạn chế dư thừa dư lượng phân bón trong quả.  


Thử nghiệm đã thành công. Mướp đã tạo được thêm một bộ rễ thứ 2 cho cây bầu (bộ rễ này cho thủy canh luôn). 


ngày 14/4: Lứa quả đầu tiên đã kết thúc, cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ lá già, úa trên cây tạo điều kiện để cây ra nhánh mới, ngọn mới. 
Cần bón thúc cho cây lại sức: Cho nửa cân phân hoại mục vào quanh hốc cây rồi tưới đậm nước, ngoài ra tưới thêm phân đạm hỗ hợp 2 chén/tuần (chia làm 2 lần tưới). Các lá già vừa cắt xuống thái nhỏ phủ vào gốc cây.
(Đang cập nhật)