Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Trồng cây

Giống dưa em trồng là giống nào vậy em? Mà dù là giống nào, em cũng được hái trái vài lứa rồi thì sẽ chỉ được dưa cỡ hạng hạng 2 và 3 trở lên! Hì hì, tui nễ em tinh-thần dấn thấn, tháo vát của em. Xin em hiểu tui quý em lắm! Nên, góp ý với em, gói gọn trong thân tình. Lần sau, nếu được em cho phép tui tới thăm, thì tui mừng lắm!.
Em, xin em cho phép tui góp ý nha!
* Dưa em thiếu nước! Đề-nghị: 
- Tăng thêm một vòi tưới. Với dây tưới đang có, em thêm một dây nữa, kẹp 2 bên cây dưa.
- Hoặc tăng lượng tưới.
- Và dù tưới cách nào, em cũng đậy mặt giá thể. Thử đi em! Em thử một hàng dưa rồi thấy. Bởi rễ dưa ăn bàng, em đậy bằng nylon, nước bốc hơi, đọng dưới mặt nylon, rễ bung trắng trên mặt. Một bịch trồng, không đủ chỗ cho rễ sát mặt trên, nếu không đậy.
* Hì hì, em cũng lại tiếc nụ trái con, không dám mạnh tay. Đề-nghị:
- Ngắt hết tược. Chỉ để một tược cái, hay nhiều lắm là một dây 2 nhánh. Nhìn trái con chỉa lên, làm sao có năng-xuất cao hả em?
- Tuyết-đối, không để bất cứ lá già và không để bất cứ tược bên hông như hình trên, bết lắm! Bọn nầy sẽ ăn hết phân của cây chánh. Để tụi nó, còn thêm sanh thêm nấm!
 
Hình em cho xem, tui thấy:
- Giống nầy không cần hoa đực để phát-triển. Đó là giống tui đã trồng, tui rất thích. Hoa đực rất hiếm, kiếm một bông thôi cũng đỏ mắt để thụ-phấn gây giống, nhưng tui không thành-công! Thụ-phần, chỉ chỉ được một hai hột, lại lép!
- Dưa em thiếu nước, nên lá nhỏ và chỉa lên. Em nên xem lại tinh-hình nước, nhứt là phần rễ trên mặt giá-thể. Nếu em không đậy để giữ ẩm, thì hơi nước bốc hơi lên sẽ đi luôn, không đọng dưới lớp nylon hoặc plastic đậy gốc dưa. Mà phần ẩm trên mặt sẽ phát rễ rất mạnh. Đó là lúc dưa phúng-phí hết sức lực để tạo trái.
- Đủ nước, đủ phân thì lá rộng hơn, lá chúc xuống chứ không chỉa lên.
- Tâm-lý nhiều người trồng dưa, tiếc nhánh ngang, tiếc trái non trên nhánh ngang : Đó là dấu hiệu của một đám dưa thất-bại thê-thảm!
Lần nữa, khuyên em tỉa hết nhánh ngang. Thêm vào đó, không-khí sẽ không di-chuyển, đó là môi-trường cho nầm, bệnh... mà khi đã phát-sinh, việc trị bệnh tốn kém nhiều hơn thu-hoạch gấp bội.
Chúc em may mắn!
Thân.
 *
Giống cà chua của bạn lạ ghê. Cây bé tý mà đã có hoa. Mới ươm hơi lùn mà cành lá quá trời

Đôi điều về cà chua nhé bạn:
Bạn chịu khó làm dàn hoặc buộc dây cây lên. Cà chua mà k cố định thân và gốc nó sẽ k bao h lớn nổi. Bạn buộc dây sẽ thấy kết quả ngay.

Tuỳ vào giống của bạn.niếu là quả nhỏ bạn k cần tỉa các nhánh phụ( cbir tỉa cành nào mọc chắn đường chướng mắt). Niếu là quả lớn bạn bắt buộc phải tỉa cành (bạn tìm cách tỉa cành cà chua ở google nhé) để tập trung phát triển thân chính cao lên đủ sức nuôi quả lớn 
*   "Cái Nị" không cần mua hạt vì hai loại rau này đều dâm cành rất dễ
      Ra chợ chọn loại còn tươi ( cuối đoạn cuống chưa héo hoặc chưa đen nhiều ) về cứ vặt hết lá mà ăn cho đã cơn thèm nhưng phải để lại vài lá già ở các đoạn trên cùng để quang hợp nuôi rễ nhớ vặt nhẹ nhàng đừng làm ảnh hưởng đến các mắt ngủ(nách lá thường có các mầm đang còn chờ nhú gọi là mắt ngủ) sau đó dùng kéo thật sắc cắt bỏ đoạn gốc ở gần một mắt nào đó nhớ cắt xiên để tăng diện tích tiếp xúc với đất và nước rồi túm nhiều cành lại thành bó tự nhiên (không được buộc dây) xếp cho đều các chân vừa cắt rồi vùi vào chậu (đầu tiên phải thổ canh đã) hàng ngày tưới nước giữ ẩm 2 lần , chậu để ở nơi có ánh sáng vừa kiên trì chờ khoảng 15 - 25 ngày không bị hỏng sẽ thấy mầm xanh hi vọng ra đời ! Nếu hỏng kiên trì làm lại !
       
*Giữa cái nhiều và ít chính là mức vừa, phân bò 30% thể tích đất trồng, như vậy tiền đầu tư ko lớn quá và đất trồng cũng ko tệ. Giá phân bò đựng trong bao thức ăn gia súc giờ giá khoảng 20k/bao về pha trộn được 6~7 thùng xốp đới bạnBig smile Muốn mua rẻ mà hàng "chất" thì đi theo tớ, phân bò khô hoai nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy y khuôn lúc bò ị ra rõ từng ngấn đới. Giờ hàng pha hơi nhiều phân bò ko bao nhiêu mà độn quá trời tro trấu đất.

 *Em muốn trồng đậu rồng nên xin kinh nghiệm của các ACE ạ, nên trồng thùng to cỡ bao nhiêu thì được và nên trồng mấy cây? Trồng trên sân thượng được không ạ? Em xin cám ơn!

DS5 sức chứa 15 lít là trồng 1 cây được. Làm khoảng 10 chậu giá 85k là dư ăn đó Dư Thảo ạ. Nhớ chọn loại hạt màu trắng ngà nha. Không thì chồng 2 thùng nho có thể trồng được 4 cây.


 *Nhan Tran ơi, mình thấy húng lủi cũng dễ trồng lắm. Bạn cứ ra chợ mua húng lủi về để ăn, chọn lấy những gốc già ngâm trong ly nước khoảng 1~2 ngày rồi đem ra trồng. Nhớ giữ đất quanh gốc luôn đủ ẩm. Giai đoạn này bạn có thể dùng Bimix phun thêm để kích thích rễ phát triển nhanh.
Lọ Bimix như thế này, có bán ở những cửa hàng cây cảnh:



*cháu xin lỗi cả nhà nhé ! hôm qua cháu viết lên để gây nổi làm mọi người chú ý , mà đúng là vinh dự thật vì có cả chú Sâu và anh Văn Hùng vào thăm topic này hi hi hi sướng quá chết mất thôi. gần đây cháu thấy mọi người hay nói về giá bẩn và sạch nên cháu thấy cách mà ông nội Duy Ngô làm ở nhà thấy hay hay nên up lên chia sẻ với mọi người xem có được ko , vì cháu thấy giá nó lớn nhanh và sạch nữa. Nguyên liệu cực kỳ dễ kiếm vì nhà nào cũng có lại sạch nữa nếu ko sạch thì thế giới này ko dùng rồi hi hi . Cái đó chính là Đường Đỏ Tongue
cách làm này nhà cháu đang làm giá ăn hằng ngày nhưng nhà cháu dùng máy làm giá vì lười tưới hằng ngày ( 500K) ko đắt lắm. mùa hè 2 ngày mùa đông 3 ngày là có giá ăn, nhưng với mùa đông thì mọi người dùng nước ấm nhé vì mùa đông lạnh nên cây lớn rất chậm.
Cách ngâm giá với đường đỏ thì ko có gì :
Thay vì ngâm hạt đỗ vào nước thường thì ta hòa bát nước đường đỏ thật ngọt vào ạ rồi cho hạt đõ vào ngâm 3 đến 4 h ( mùa đông dùng nước ấm) sau đó vớt ra cho se mặt lại cho vào máy làm giá là xong, rồi mọi người lại dùng nước sạch tưới cho giá nhé , cháu xin hết ạ Smile



*Kinh nghiệm thực tế từ việc thực hiện công thức của anh Mướp:

Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây:

 Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau
Liều lượng tưới:
- Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần 
- Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần.
- Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây.

Cả nhà ơi, e đã ới cho bọn bầu, bí, mướp nhà em theo công thức của anh mướp. Tuy nhiên với 1 thùng xốp 40l kiểu @ thì ới 5-7 l cho 1 cây thì sbị chảy ra ngoài 2/3, nếu pha ít nước theo đúng tỷ lệ này thì cây k chịu nổi.
E pha 1 chén với khoảng 3l nước tưới cho 1 cây và Kết quả là: sáng qua e tưới, tối về chết 5 cây mướp đắng đang ra quả, cây bầu có khoảng 20 ngọn rồi cũng đang sốc phân k biết có qua nổi k.
E nghĩ nồng độ anh mướp chđịnh (5-7l dung dịch phân) rất ok nhưng phải tưới cho 2 cây mới an toàn với những thùng xốp 40l. Có thể thùng của anh Mướp là thùng nhựa 80l thì cần gấp đôiợng phân.
Note cho những bạn mới trồng: tưới đạm, lân, kali phải tưới xa gốc, tưới vào đúng gốc là có thể chết cây, nếu tưới đậm đặc vào gốc thì chắc chắn chết.
*
Đằng sau NPK là 3 cặp số A*:B*:C*, nó phản ánh hàm lượng lần lượt là Đạm, Lân, Kali.
Bón rau thì 3 số này bằng nhau.
Ra hoa thì cặp số đầu nhỏ nhất, lớn nhất là cặp số giữa.
Dưỡng trái thì số giữa là nhỏ nhất.
Số lá thực của cây tương tự tuổi chúng ta. Nếu để nó còi cọc, thấp gang tay nhưng có nhiều lá nhỏ thì chúng vẫn ra hoa như thường, có điều là ko đậu trái thôi.

*
sâu vẽ bùa này không trị là nó lây lan kinh lắm . em bị 1 lần lấy cây tăm chọt ngay đầu hoài cũng k hết k thấy con sâu đâu hết  thế là chạy ra tiệm bảo vệ thực vật mua 1 gói thuốc xịt 1 phát là đẹp lại . cách ly 7 ngày là mâm mâm lun ^^!
tên thuốc là  : brightin 

*Chăm sóc và bón phân vô cơ rau trồng tại nhà
Sau khi ủ và gieo hạt theo hướng dẫn trồng rau, nên đưa rau trồng ra nơi có đầy đủ ánh sáng để cây rau mau cứng cáp thân lá.
Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để khay rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Nếu trời mưa thì tưới một lần vào sáng sớm và tránh để nước mưa rơi trực tiếp làm dập hư lá rau trồng.
Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:
- Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau
- 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước
- Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên.
Lưu ý : bón phân vô cơ nên làm buổi chiều mát sau khi tưới nước  và đợi khô nước trên lá.
Tùy vào thời điểm cắt thu hoạch mà có thời gian cách ly an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 -14 ngày, khi cắt xong có thể bón thêm một đợt phân vô cơ như trên, nếu cây rau đã lớn thì tăng gấp đôi liều lượng phân vô cơ.

3. Dùng phân bón lá cho rau trồng tại nhà

Phân bón lá cũng cần thời gian cách ly như khuyến cáo nhà sản xuất, tuy nhiên chỉ dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vi lượng cho rau trồng mau lớn.
Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, Atonik, ra rễ mầm chồi…
Rất mong các bạn quan tâm thực hiện để trải nghiệm việc trồng rau tại nhà thành công như ý.

*sau khi làm đất bón phân xong ... rau ăn quả ( dưa gang dưa lê ... ) lớn cao khoảng  0.5 met thì bạn nên tán nhuyễn phân trùn quế rồi hòa với nước tưới hiệu quả lắm đó cây đu đủ lúc trước mình trồng trên đất khô cằn  cứng   ngắt à  tưới nước phân này 1 tuần 2 lần đó   .... hiệu quả tức thì ^^

*
@Duachuotxanh: Cảm ơn bác em cũng đã dùng thử nước từ canh nhưng chỉ để tưới rau ăn lá thôi.còn thụ phấn cho hoa bưởi bác cứ ra chợ mơ mới ở đường kim ngưu bác cứ bảo bán cho lỌ thụ phấn hoa.bác về pha loãng phun sương lên hoa thì hoa sẽ giữ dc lâu để ong bướm,côn trùng thụ phấn bác ạ,chứ ko có gì là nhân tạo đâu.hồi đó bưởi nhà e mọc hoa um tùm luôn.
Gaumisa:cảm ơn bạn rất nhiều

*oại chậu mềm 10 ký ko đục lỗ đáy.
Chậu mềm DS5 có kích cỡ 330x270x250mm ( Miệng Cao Đáy )  chứa 10 ký

loại chậu mềm 20 ký ko đục lỗ đáy. 
Chậu mềm DS6 có kích cỡ 360x290x290mm ( Miệng Cao Đáy )  chứa 20 ký

loại chậu cứng treo màu (trắng sữa) 
chậu cứng (đường kính miệng/ chiều cao) (22/15)
địa chỉ nhận chậu:
cửa hàng SONG TÂM kiosk 25b đường Thành Thái F14 Q.10..Đối diện 2 quán ốc tre một
nick RS jimmytam: 80/67 trần quang diệu f.14 Q.3 tphcm phone: 0909 977 292
tài khoảng NH: NH vietcombank 0071004586688 leminhtam

*

Cà chua cô trồng nên mua giống F1 để có năng suất và chịu sâu bệnh tốt, nên làm giàn cho cây
lúc cây gần ra hoa thì nên phun KNO3  kalli nitrat và vi lượng tuần/lần

* Hiển trọc hỏi dàn lưới , hat giong du du lun

Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:
Phân chuồng: 3 - 5 kg
Phân Urea: 200 - 300 gr
Super lân:  500 - 600 gr
KCL: 200 - 300 gr
-  Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.
-  Cách bón phân:
+ Bón lót: Từ 3 -5 kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và  200 gr vôi.
+ Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20 gr phân Urea và  30 gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
+ Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây:  30 - 40gr Urea, 50 gr Super lân và 20 - 30 gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.
+ Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón:  Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea , 50gr Super lân và 40gr KCL.  Bón  1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ  6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100 gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn. 


* 
Mình thấy lên kết hợp thuỷ canh và thổ canh
Giá thể thì đất, trấu, xơ dừa , phân lân hoặc phân bò ủ hoại, hoặc phân cá trôn đều rồi trông
Chăm sóc thì tưới d dtc , npk , nước tiểu vừa rẻ vửa tốt cho cây lại rễ kiếm
Theo mình quan trong nhất vấn là nước và ánh sang , nắng đầy đủ 


*

- Mỗi lần anh thường ngâm như sau:
 3Kg Lân bột + Khoảng 5-->6  lít nước giải sau đó ngâm khoảng 1 tuần rồi bổ sung thêm khoảng 5 Lit nước sach. Trong thời gian ngâm cứ 1-2 ngày bạn dùng que khuấy để Lân bột tan.
Khi ngâm Lân bột với nước giải không biết nó sảy ra phản ứng gì đó giúp Lân bột sủi bọt và tan ngay và khi sử dụng cũng thấy nước giải không còn mùi khai mấy nữa.
Cách sử dụng như sau:
- Trước khi sử dụng dung dịch đã ngâm này nên khuấy đều lên cứ 1 Lít dung dịch này sẽ pha loãng với khoảng 10 lít nước sạch rồi tưới cho cây. Khoảng 1 tuần sau khi tưới bạn sẽ thấy kết quả ngay.
- Thời gian tưới cứ khoảng 10-15 ngày bạn tưới một lần.

Có thể tưới cho các loại cây
- Họ cây leo: Bầu, bí, mướp, dưa leo, đậu rồng, mướp nhật, mướp đắng, đậu cove, đậu đũa, Mồng tơi...
- Những cây thân cao một chút như: rau ngót, đậu bắp, đu đủ, cà chua, ớt, rau dền, diếp thơm...

*   Các bạn.

         BC trồng rau trong thùng xốp lớn, thùng đựng trái vải. Vì có một số
bạn không hiểu rõ lắm thổ canh @. Nên BC chụp lại một số ảnh, ghi chú
rỏ hơn một chút nha.

  Đây là thùng xốp lớn, thùng đựng trái vải. BC mua 20.000 đồng/thùng.
Thùng to, mới, dầy, sạch sẽ, cứng cáp. BC mua 1 cuộn băng keo đục, màu
vàng. Về quấn toàn bộ cái thùng, từ trong ra ngoài. Quấn nhiều keo ở
miệng thùng, nơi sẽ bị va chạm nhiều nhất.

     BC đục lổ 4 cái chai nhỏ, Đục càng nhiều càng tốt. Đây là 4 cái
chai dùng để thông khí ra vô. 4 cái chai nầy, BC sẽ để 1 chai dưới
thấp, nơi nước sẽ thoát ra ngoài. 3 chai còn lại sẽ cao hơn chai thứ
nhất 1 chút. Mục đích là chỉ để nước thoát ra ở một chổ mà thôi (cho
dễ hứng nước thừa chảy ra). 4 chai nầy sẽ được để 4 nơi, sao cho không
khí vào đều khắp đáy chậu. BC lựa 4 chai nầy ốm, dài, càng dài càng
tốt. Cần chai nầy ốm vì đở tốn chổ trong thùng xốp, chừa chổ cho đất
càng nhiều càng tốt. Không khí ra vô dễ dàng, không cần chai to mập.
Chỉ cần có chổ cho khí vào là được rồi. Cái chai thấp cho nước thoát
ra, cần đưa trọn cổ chai ra ngoài ( tới cái vành to nhất. Kéo vành to
nhất ra khỏi thành của thùng xốp, sau đó kéo nhẹ vào trong thùng xốp.
Mục đích để cổ chai ôm chặt thùng xốp, không cho nước chảy ra ngoài
qua lổ thủng. Cần cho cổ chai ra khỏi thùng xốp khoảng 2 cm để tiện
hứng nước. 3 chai còn lại chỉ cần để miệng chai vừa sát mí với thành
thùng xốp ( để không bị vướng khi xếp các thùng cạnh nhau).

    BC đục lổ 5 chai nước ngọt lớn, loại 1 lít 5 / chai. Đục thêm 2
chai nước suối nhỏ nữa. 7 chai nầy dùng để trử nước. Có thể đục lổ
thưa thưa ra. Không cần quá nhiều lổ. Những chai dùng để chứa nước nên
có nắp đậy cho đất không lọt vào. Trong hình, BC chỉ có 1 chai có nắp
đậy, tại vì 4 chai kia mà có nắp đậy thì sẽ không vừa với chổ để. BC
bỏ nắp đi, miệng chai sát với thành thùng xốp, nên không sợ đất vào. Bốn chai nhỏ không nắp, bên phải hình là các chai thông khí.

"
  --- Đục lổ cho bình thoát nước. BC đục lổ thoát ở mặt nhỏ của cái
thùng, vì vị trí để thùng ở vườn BC phải đục ở bề mặt nhỏ mới thuận.
Còn các bạn có thể đục ở các nơi khác.



  ---Bạn  chú ý: lổ thoát nước thấp hơn, cổ chai đưa hẵn ra ngoài. Lổ
thoát khí cao hơn một chút,  miệng chai ngang với thành thùng xốp.

"

 ---  Đục 4 lổ bên thành chậu xong, BC xếp các chai trử nước vào .



---- BC xếp 4 chai thông khí và thoát nước vào.



-----BC đổ đất vào.



   Khi đổ đất vào đến ngang lổ thoát nước. BC bèn đổ nước vào thùng
xốp, cho đến khi nước chảy ra ở lổ thoát nước. BC đo được 14 lít nước.
Như vậy trừ đi lượng nước do đất khô hút vào. BC nghỉ thùng xốp lớn
nầy có thể trử khoảng 12 lít nước.

   ----Đây là 4 viên phân Nhật tan chậm 12-10-10. Phải 1 năm mới phân hủy hết.
]

   ----BC cắt mỗi viên ra làm 4, như vậy  viên phân sẽ phân hủy hết
trong thời gian 3 tháng ( BC nghỉ như vậy, không biết đúng hay sai. Vì
thùng nầy sẽ trồng rau cải. Rau cải là loại cây ăn lá, nên BC dùng
phân 12-10-10. Thùng cài nầy chỉ sau vài tháng là phải thay cây khác.
Thời gian chỉ có vài tháng thôi, nên BC cắt viên phân ra làm 4. Nếu
trồng cây hành, hẹ thì BC để nguyên viên phân



    Sau đó, BC rải đều phân trên mặt chậu, và dìm sâu xuống 2-3 cm. Rồi BC trồng cây cải cay.
Vì nơi BC để chậu xốp ở dưới mái hiên, nên nước mưa không vào và nắng chỉ 3-4 giờ/ngày. Chắc chắn rau sẽ mọc không đẹp như ý. Với cây nhỏ như vậy, có thể khoảng 15 ngày sau BC mới phải tưới nước. Mọi thứ có thể khắc phục được hết. Trừ 1 thứ là.... nắng. Không nắng là thua trận rồi.



Tốt nhất là bạn tự pha đất, tro, trấu, cám dừa, phân trùn quế hay phân bò, vỏ đậu phọng, vỏ cà phê, phân rác vào với nhau mà trồng rau. Thì rau nó lên ào ào. Các lọai kể trên có cái gì thì trộn vào cái ấy. Giá lại rất rẻ. Sau vài tháng trồng, thì trộn lại và trồng tiếp. đất luôn tơi xốp. Không bỏ đi cái gì cả. BC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét